Miền núi Nghệ An gồng mình chống lũ
Mưa lũ đã khiến hàng trăm ngôi nhà ở huyện Kỳ Sơn bị ngập, sạt lở và bị nhấn chìm, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, 6 người chết và mất tích. Các huyện miền núi khác của Nghệ An cũng đang gồng mình chống chọi với lũ lụt.
Ngày 18/8, trao đổi với Tiền Phong, ông Phan Sỹ Thắng – Chánh văn phòng UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, nước thượng nguồn từ Lào đổ về và lượng mưa lớn do hoàn lưu bão số 4 gây ra khiến địa bàn huyện Kỳ Sơn xảy ra lũ quét, sạt lở, xói mòn làm thiệt hại công trình hạ tầng giao thông, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà cửa, vật nuôi, hoa màu của người dân…
Mực nước tại sông Nậm Mộ, thời điểm cao nhất đạt 1.300 m3/s, vượt hơn so với mức nước bình thường trên 6.5 m. Còn mực nước sông Nậm Nơn đã vượt mức lũ lịch sử năm 2011. Ảnh: Duy Khánh.
Thống kê thiệt hại ban đầu tại huyện này, 237 ngôi nhà bị ngập, di dời khẩn cấp 8 nhà, 23 ngôi nhà bị sạt lở, 16 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Lũ lụt cũng khiến 6 người chết và mất tích; 4 điểm trường bị sạt lở, nhiều cơ quan tổ chức bị ngập trong nước. Quốc lộ 7 đi qua địa bàn huyện bị ngập sâu, chính quyền buộc phải đóng đường, không cho người dân qua các đoạn bị ngập và sạt lở.
Thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn) ngập trong lũ. Ảnh: Duy Khánh.
“Sau khi bão tan, UBND huyện đã chỉ đạo các xã khẩn trương, kiểm tra tổng hợp báo cáo số liệu thiệt hại của hoàn lưu cơn bảo số 4 ra UBND huyện để kịp thời tổng hợp báo cáo tỉnh. Đồng thời, Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện tổ chức xuống cơ sở kiểm tra các điểm xung yếu trong thời điểm mưa, lũ xảy ra, huy động các lực lượng để tìm những người mất tích, đồng thời thăm hỏi động viên những gia đình có người bị chết, và bị thiệt hại nặng về nhà ở”, ông Phan Sỹ Thắng cho biết thêm.
Công tác khắc phục lũ đang diễn ra khẩn trương tại huyện biên giới Nghệ An. Ảnh: Duy Khánh.
Tại huyện Con Cuông, Bí thư huyện ủy Nguyễn Đình Hùng cho biết: “Tôi đang cùng lãnh đạo huyện đến các địa điểm bị ảnh hưởng nặng do lũ lụt. Trước khi cơn bão số 4 đổ bộ vào đất liền, huyện đã nhận sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai các phương án phòng chống bão và hoàn lưu bão. Lượng mưa lớn, địa hình dốc nên nhiều địa phương của huyện bị ngập lụt. Hiện, tất cả các lực lượng công an, bộ đội đều tham gia vào công tác hỗ trợ, ứng cứu, khắc phục hậu quả do lũ”.
Tất cả lực lượng quân sự, công an tại huyện Con Cuông được huy động để khắc phục hậu quả lũ lụt.
Tại huyện Con Cuông, hơn 600,5 ha lúa bị vùi lấp, 229 ha ngô bị ngập úng… trâu bò chết, gia cầm bị cuốn trôi. Hàng ngàn km đường giao thông bị sạt lở. Hơn 110 ngôi nhà bị sạt lở, vui lấp và phải di dời...
Công an huyện Quỳ Hợp vượt lũ đến vùng trọng yếu để hỗ trợ, ứng cứu người dân.
“Thường trực UBND huyện đã lập đoàn gồm công an, quân sự, huy động 100% cán bộ, chiến sỹ công an huyện, tăng cường thêm Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 3, Đội CSGT 1.48 (Phòng CSGT tỉnh) và các ban ngành đoàn thể tiến hành di dời người dân khỏi vùng sạt lở, lũ quét, các điểm xung yếu. Các phương tiện xuồng, cano, sử dụng dây chuyên dùng để phục vụ cứu hộ. Các xã bị thiệt hại nặng nhất như Nghĩa Xuân, Châu Bình, thị trấn… Công tác khắc phục hỗ trợ đang diễn ra khẩn trương, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là trên hết”, tại huyện Quỳ Hợp, Thượng tá Đinh Anh Dũng – Trưởng Công an huyện thông tin.
Nhiều công sở của huyện Quỳ Hợp cũng bị ngập lũ.
Mấy ngày qua, trong khi các cơ quan ban ngành cả nước tích cực phòng chống cơn bão số 4 thì tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ...