Miền Bắc đối mặt với rét đậm, rét hại tần suất mạnh và thiếu nước

Đây là thông tin được Cục Trồng trọt đưa ra để có phương án chuẩn bị cho sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022.

Rét đậm, rét hại trong mùa đông 2021-2022 có thể đến sớm. Ảnh minh họa.

Rét đậm, rét hại trong mùa đông 2021-2022 có thể đến sớm. Ảnh minh họa.

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị “Đánh giá kết quả sản xuất năm 2021, triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 các tỉnh phía bắc”.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá, sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2020- 2021 ở các tỉnh phía bắc đã thắng lợi, đạt về năng suất, giá trị và lợi nhuận. Điều đó đến từ việc mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng, giảm chi phí đầu vào sản xuất như chi phí bảo vệ thực vật, phí công lao động do tăng cường áp dụng cơ giới hóa.  

Tuy nhiên, vụ Đông Xuân 2021-2022 ở các tỉnh miền Bắc dự kiến phải đối mặt với nhiều khó khăn.

“Xu hướng rét đậm, rét hại trong mùa Đông xảy ra sớm, với tần suất mạnh; nguồn nước đến các hồ chứa lớn và trên các lưu vực sông khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt từ 30% đến 50%, đặc biệt vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng thiếu hụt từ 60% đến 90%.

Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng cũng đặt ra thách thức với các vựa nông nghiệp khu vực phía Bắc”, ông Cường thông tin.

Ông Cường cũng lưu ý người dân, những diện tích nào không chủ động được nguồn nước thì cương quyết thực hiện chuyển đổi, không trồng lúa bằng mọi giá. Do việc đổ ải không bằng những năm trước, kết hợp với thời tiết lạnh khả năng sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ, cần phải làm đất kỹ và sớm hơn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị, các đơn vị chuyên môn phối hợp với các địa phương chủ động, linh hoạt, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, bám sát sản xuất, tăng cường kiểm tra vật tư nông nghiệp. Tổ chức cày ải sớm ở nơi có điều kiện, mở rộng diện tích lúa chất lượng, đồng thời chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong hỗ trợ sản xuất vụ Đông Xuân, sản xuất theo tín hiệu thị trường, có kế hoạch và sản xuất đảm bảo theo Viet Gap, hướng hữu cơ.

Ngoài ra, năm nay giá cả vật tư đầu vào, đặc biệt là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng biến động, gây khó khăn cho sản xuất, trồng trọt. Các địa phương tiếp tục chủ động sản xuất rau màu, cây ăn quả vụ Đông bởi vào dịp cuối năm nhu cầu sẽ tăng cao, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu”.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết có xu hướng nghiêng về pha lạnh (LaNina) vào những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Rét đậm, rét hại trong mùa đông năm 2021-2022 có thể xảy ra sớm, tập trung nhiều trong thời kỳ từ khoảng giữa tháng 12/2021 cho đến tháng 2/2022. Nhiệt độ trung bình mùa đông năm 2021-2022 có xu hướng thấp hơn so với mùa đông năm 2020-2021.

Nguồn: [Link nguồn]

Thời tiết đầu tuần: Miền Bắc rét đậm dưới 8 độ C, miền Trung mưa to

Ảnh hưởng của đợt không khí lạnh cường độ mạnh, các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm. Trong...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Không khí lạnh tăng cường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN