Merkel–nữ nguyên thủ cầm quyền lâu nhất châu Âu
Là nhà lãnh đạo quốc gia duy nhất trong khối châu Âu duy nhất còn “giữ được ghế” sau cuộc khủng hoảng kinh tế, bà Angela Merkel đã vượt qua “Bà đầm thép” huyền thoại của nước Anh Margaret Thatcher để trở thành nữ nguyên thủ giữ vị trí này lâu nhất trong lịch sử châu Âu.
Bà Angela Merkel (áo xanh, bên trái) đã chính thức trở thành Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp
Bà Angela Merkel đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thứ ba liên tiếp, ghi dấu vào lịch sử nước Đức vào đêm Chủ Nhật (22/9), sau cùng đưa đảng của mình đạt kết quả tốt nhất trong suốt hơn 20 năm.
Liên minh Dân chủ Cơ đốc (CDU/CSU) của bà Merkel và đảng liên minh đã giàng được tổng 41,5% số phiếu. Theo các nhà phân tích, đây là một chiến thắng cá nhân của riêng người phụ nữ 59 tuổi này. Và hiện giờ, bà đã vượt qua Margaret Thatcher để trở thành nữ lãnh đạo tại vị lâu nhất của châu Âu.
Chiến thắng của bà Merkel được song sánh với Thủ tướng Konrad Adenauer, từng là thủ tướng gần đây nhất giúp đảng của mình có được phần lớn ghế trong quốc hội mà không cần đến một liên minh kể từ năm 1957.
Sau một chiến dịch tranh cử gần như chỉ tập trung vào đề cao tính cách cá nhân của bà Merkel và khả năng lãnh đạo trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, Thủ tướng Đức đã có được đa số ủng hộ gần như tuyệt đối, và chỉ giảm có 5 ghế so với trước đó.
Kết quả cuối cùng là đảng CDU/CSU giành 311 ghế, đảng Dân chủ Xã hội 192 ghế, các đảng cánh tả dành 64 ghế và đảng Xanh có 63 ghế.
Bà Merkel cũng là vị thủ tướng thứ 3 của Đức, và là người phụ nữ đầu tiên chiến thắng trong 3 cuộc bầu cử, chỉ sau hai người tiền nhiệm Adenauer và Helmut Kohl – người đã dẫn dắt bà từ một chính trị gia non nớt vụng về 35 tuổi trở thành nhà lãnh đạo quốc gia.
Bà cũng là người đi ngược lại xu hướng của châu Âu khi trở thành nhà lãnh đạo duy nhất trong khu vực tái đắc cử kể từ khi EU bị bao phủ bởi cuộc khủng hoảng đồng euro năm 2010. Trong số 17 quốc gia khu vực đồng euro, 12 nền kinh tế bị suy giảm, chỉ có nước Đức do bà Merkel chèo lái đã vượt qua được xu thế chung.
Chiến thắng của bà Angela Merkel không chỉ vượt qua đối thủ của mình, mà còn ảnh hưởng đến cả đồng minh của chính bà. Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP), lần đầu tiên đã phải rời khỏi quốc hội kể từ khi thành lập sau Thế chiến II bởi chỉ dành được 4,8% số phiếu bầu.
Tuy vậy, đảng của bà Merkel vẫn chưa đủ số ghế trong quốc hội để thành lập một chính phủ độc lập. Khi FDP rời khỏi quốc hội, CDU/CSU sẽ buộc phải tìm kiếm một liên minh mới, ít nhất là phải có thêm 5 ghế nữa, để có quyền tự thành lập chính phủ mới.
Bà Merkel sẽ vẫn phải dựa vào một đối tác liên minh để chiếm được đa số ghế an toàn. Hiện bà có thể sẽ phải chuyển sang thỏa thuận với đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), hiện vẫn tỏ ra kịch liệt phản đối ý tưởng giành lại quyền hạn ở EU từ Thủ tướng Anh David Cameron.
Ngay sau khi cuộc bầu cử vừa kết thúc phần bỏ phiếu, bà Angela Merkel đã thể hiện sự vui mừng đầy tự tin trước đám đông ủng hộ mình.
Trong khi đảng CDU của bà Merkel ăn mừng chiến thắng đầy tính lịch sử của mình, thì đảng Dân chủ trung hữu lại nhận kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử 75 năm của mình, khi không thể đạt ngưỡng cần thiết 5% để có mặt ở quốc hội. Đảng cảnh tả lớn nhất đã ăn mừng khi dành được 8,6% số phiếu bầu và trở thành lực lượng lớn thứ ba trong Quốc hội Đức.
Bước đột phá đáng chú ý khác của ngày Chủ Nhật là sự thành công của Đảng Sự lựa chọn cho nước Đức (AfD) đã giành được 5,3% và trở thành một lực lượng mới trong quốc hội nước này. Điều này hứa hẹn sẽ có rất nhiều sự thay đổi trong các cuộc tranh luận liên quan đến khủng hoảng đồng euro và việc phải gánh các gói cứu trợ cho các nước khó khăn ở khối đồng tiền chung châu Âu. Đảng AfD nổi tiếng bởi lập trường nghi ngờ tính thiết thực của khối EU.
"Chúng ta phải suy nghĩ lại về cuộc khủng hoảng đồng euro", Frauke Petry, một nhà lãnh đạo AfD nói, "Chúng ta phải cho phép các nước yếu như Hy Lạp và Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha rời khỏi đồng euro và xây dựng lại nền kinh tế của họ và sau đó có thể quay trở lại. Chúng tôi không nghĩ rằng chúng tôi phải trả tiền cho khoản nợ của các nước này. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có thể buộc CDU và SPD thể hiện các quan điểm mới. Nhiều thành viên của CDU hoàn toàn đồng ý với chúng tôi nhưng không nói như vậy trước công chúng".
Mặc dù chiến thắng kỷ lục, bà Merkel có thể phải đấu tranh rất nhiều trong nhiệm kỳ thứ ba của mình. Bà có thể bị buộc vào một liên minh, rất có thể với SPD, dành được 25,7% phiếu bầu, hoặc thậm chí với đảng Xanh (8,4%). Nếu không có thể sẽ phải vật lộn để đưa các vấn đề pháp luật thông qua cả hai viện của quốc hội, nơi mà thượng viện bị chi phối bởi bên cánh tả.