Máy in tờ tiền “con trâu xanh” đầu tiên của Việt Nam ở đồn điền lịch sử

Sự kiện: 24h vạn dặm

Năm 1946, nhà máy in tiền ở Hà Nội có nguy cơ bị lộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tài chính đã quyết định chuyển toàn bộ máy móc nhà in lên đồn điền Chi Nê ở Hòa Bình

Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947), nay thuộc xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Năm 2007, Nhà máy in tiền này được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Năm 2014, khu di tích lịch sử này được trao kỷ lục Việt Nam là Nhà máy in tiền đầu tiên.

Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 - 1947), nay thuộc xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Năm 2007, Nhà máy in tiền này được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Năm 2014, khu di tích lịch sử này được trao kỷ lục Việt Nam là Nhà máy in tiền đầu tiên.

Theo chị Đoàn Kim Cúc – thuyết minh viên của khu di tích, năm 1946, Nhà máy in tiền Tô - panh ở Hà Nội có nguy cơ bị lộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tài chính đã quyết định chuyển toàn bộ máy móc nhà in lên đồn điền Chi Nê.

Theo chị Đoàn Kim Cúc – thuyết minh viên của khu di tích, năm 1946, Nhà máy in tiền Tô - panh ở Hà Nội có nguy cơ bị lộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tài chính đã quyết định chuyển toàn bộ máy móc nhà in lên đồn điền Chi Nê.

Đồn điền Chi Nê lúc ấy thuộc sở hữu của gia đình ông Đỗ Đình Thiện và vợ Trịnh Thị Điền. Hai ông bà đã hiến nhà kho để cách mạng làm nơi đặt máy in tiền, đồng thời đón tiếp tận tình các đoàn cán bộ, công nhân đến ở và làm việc tại đồn điền của gia đình.

Đồn điền Chi Nê lúc ấy thuộc sở hữu của gia đình ông Đỗ Đình Thiện và vợ Trịnh Thị Điền. Hai ông bà đã hiến nhà kho để cách mạng làm nơi đặt máy in tiền, đồng thời đón tiếp tận tình các đoàn cán bộ, công nhân đến ở và làm việc tại đồn điền của gia đình.

Chính tại nơi đây, những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời.

Chính tại nơi đây, những đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời.

Chiếc máy in tiền khá thô sơ được chính quyền cách mạng mua về. Từ chiếc máy này, những đồng tiền cứ thế lần lượt được in ra.

Chiếc máy in tiền khá thô sơ được chính quyền cách mạng mua về. Từ chiếc máy này, những đồng tiền cứ thế lần lượt được in ra.

Máy dập số seri tiền hoàn toàn thủ công. Các công nhân phải dập bằng tay từng số một trên tờ tiền mới.

Máy dập số seri tiền hoàn toàn thủ công. Các công nhân phải dập bằng tay từng số một trên tờ tiền mới.

Công nhân hoạt động không kể ngày đêm để in ra những tờ tiền và chuyển đến những vùng tự do nhằm thay thế dần đồng tiền Đông Dương của Pháp. Các đồng tiền ban đầu có mệnh giá là: 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng và đặc biệt là đồng tiền “con trâu xanh” mệnh giá 100 đồng.

Công nhân hoạt động không kể ngày đêm để in ra những tờ tiền và chuyển đến những vùng tự do nhằm thay thế dần đồng tiền Đông Dương của Pháp. Các đồng tiền ban đầu có mệnh giá là: 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng và đặc biệt là đồng tiền “con trâu xanh” mệnh giá 100 đồng.

Đồng tiền “con trâu xanh” (ảnh) do họa sĩ Nguyễn Huyến thể hiện. Một mặt tờ tiền là hình ảnh Bác Hồ, bên cạnh là những bông lúa và người nông dân đang chăm chỉ làm việc. Mặt còn lại là hình ảnh con trâu béo mập, bên phải là cây ngô đang ra bắp và những nông dân đang ra sức khai hoang vỡ đất, tăng gia sản xuất...

Đồng tiền “con trâu xanh” (ảnh) do họa sĩ Nguyễn Huyến thể hiện. Một mặt tờ tiền là hình ảnh Bác Hồ, bên cạnh là những bông lúa và người nông dân đang chăm chỉ làm việc. Mặt còn lại là hình ảnh con trâu béo mập, bên phải là cây ngô đang ra bắp và những nông dân đang ra sức khai hoang vỡ đất, tăng gia sản xuất...

Năm 1947, thực dân Pháp "đánh hơi" được Nhà máy in tiền ở đồn điền Chi Nê nên đã cho máy bay và quân lính đến oanh tạc. Đồn điền Chi Nê bị phá hủy nặng nề. Tuy nhiên, trước đó, Bác Hồ đã cho di dời máy in tiền cất giấu trong một hang đá, sau đó, máy in được đưa lên Tuyên Quang để tiếp tục sứ mệnh.

Năm 1947, thực dân Pháp "đánh hơi" được Nhà máy in tiền ở đồn điền Chi Nê nên đã cho máy bay và quân lính đến oanh tạc. Đồn điền Chi Nê bị phá hủy nặng nề. Tuy nhiên, trước đó, Bác Hồ đã cho di dời máy in tiền cất giấu trong một hang đá, sau đó, máy in được đưa lên Tuyên Quang để tiếp tục sứ mệnh.

Năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt quy hoạch về việc phục dựng, trùng tu khu di tích với diện tích 15,64 ha.

Năm 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt quy hoạch về việc phục dựng, trùng tu khu di tích với diện tích 15,64 ha.

Việc phục dựng, nâng cấp bao gồm các hạng mục như: Xưởng in tiền; Nhà Bác Hồ về thăm và làm việc; Kho chứa bạc; Nhà hội trường; Nhà đón tiếp; phù điêu tại khu xưởng in; sân vườn trồng cây; hệ thống giao thông toàn khu vực; khu công viên vườn hoa...

Việc phục dựng, nâng cấp bao gồm các hạng mục như: Xưởng in tiền; Nhà Bác Hồ về thăm và làm việc; Kho chứa bạc; Nhà hội trường; Nhà đón tiếp; phù điêu tại khu xưởng in; sân vườn trồng cây; hệ thống giao thông toàn khu vực; khu công viên vườn hoa...

Nằm ở trên khu vực đỉnh quả đồi là ngôi nhà ở trước kia của vợ chồng ông Đỗ Đình Thiện và bà Trịnh Thị Điền. Nơi này còn vinh dự được đón tiếp Bác Hồ đến ở và làm việc.

Nằm ở trên khu vực đỉnh quả đồi là ngôi nhà ở trước kia của vợ chồng ông Đỗ Đình Thiện và bà Trịnh Thị Điền. Nơi này còn vinh dự được đón tiếp Bác Hồ đến ở và làm việc.

Bên trong ngôi nhà chứa nhiều kỷ vật của gia đình ông Thiện cũng như những bức ảnh, vật dụng của Bác Hồ và các lãnh đạo Nhà nước từng ghé thăm.

Bên trong ngôi nhà chứa nhiều kỷ vật của gia đình ông Thiện cũng như những bức ảnh, vật dụng của Bác Hồ và các lãnh đạo Nhà nước từng ghé thăm.

Nhà tưởng niệm thờ Bác Hồ, vợ chồng ông bà Đỗ Đình Thiện và Trịnh Thị Điền cùng những người cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền.

Nhà tưởng niệm thờ Bác Hồ, vợ chồng ông bà Đỗ Đình Thiện và Trịnh Thị Điền cùng những người cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc San – Trần Như ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN