Máy bay không người lái Mỹ có “laser sát thủ”

Các máy bay không người lái thế hệ tiếp theo của Quân đội Mỹ sẽ không chỉ mang theo số lượng tên lửa hạn chế mà còn được trang bị một loại laser siêu nhẹ, có khả năng phá hủy liên tiếp các mục tiêu với tốc độ ánh sáng.

“Nó sẽ mang đến cho chúng tôi một băng đạn không hạn chế”, Tạp chí Time dẫn lời một nguồn tin thân cận với Chương trình Hệ thống phòng thủ diện laser thể lỏng năng lượng cao (HELLADS) cho biết.

Trong 4 năm qua, Cơ quan phụ trách các dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng (DARPA) của Mỹ đã đầu tư cho nhà thầu General Atomics hơn 60 triệu USD để phát triển và lắp đặt HELLADS – dạng tia laser có công suất 150 kW với sự khác biệt rõ rệt.

Các laser hiện tại cùng công suất - mức đủ để phá hủy tên lửa hoặc máy bay mục tiêu là khá cồng kềnh, nghĩa là chúng chỉ có thể được triển khai trên các hệ thống phòng không cố định.

Máy bay không người lái Mỹ có “laser sát thủ” - 1

Màn trình diễn laser “sát thủ” HELLADS của máy bay không người lái Mỹ

DARPA cho biết, HELLADS đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng và có khối lượng siêu nhẹ, chỉ khoảng 750 kg, nhẹ hơn cả một chiếc xe hơi rất nhỏ. Loại laser này có rất nhiều ứng dụng tiềm năng mà một trong số đó là dùng cho các phương tiện bay không người lái (UAV) thế hệ kế tiếp.

Trong một video kỹ thuật số quảng cáo cho máy bay không người lái Predator C Avenger của hãng, General Atomics đã trình diễn màn dàn trận các UAV tiêu diệt một “cơn mưa” tên lửa đánh chặn phóng lên chỉ trong nửa dây trước khi biến chúng thành vũ khí tấn công hướng vào các mục tiêu mặt đất.

Khả năng của laser chắc chắn sẽ được nhân lên gấp bội bởi chính năng lực của Predator. General Atomics tin rằng cách sử dụng những UAV tốc độ cao và tương đối rẻ này hiệu quả nhất là khi bố trí cùng các đơn vị tích hợp kiểu “bầy đàn”, giúp vượt qua thậm chí cả một mạng lưới phòng không lớn với mức tổn thất phương tiện thấp.

Máy bay không người lái Mỹ có “laser sát thủ” - 2

Máy bay không người lái Predator C Avenger phóng tên lửa

Mặc dầu tuyên bố mạnh mẽ như vậy nhưng cả UAV và laser “sát thủ” vẫn chưa đạt tới mức sản xuất đại trà và mặc dù rõ ràng không quân Mỹ đang coi các máy bay không người lái giữ vai trò nòng cốt trong tương lai, sự thành công của Predator vẫn chưa được đảm bảo.

Một vấn đề nữa là giới hạn mang tính bản chất của laser. Dù có thể được nạp điện dễ dàng và hoạt động kéo dài trong nhiều giờ nhưng không giống với tên lửa thông thường, một vũ khí laser không dễ xuyên qua những đám mây hoặc khói bằng chùm tia của nó. Nhất là, vì HELLADS phải quan sát được mục tiêu trước khi tiêu diệt khiến việc sử dụng loại vũ khí này nhiều khả năng được dùng để đối phó với tên lửa và máy bay đối phương hơn là các mục tiêu mặt đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Phạm (Theo RT) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN