Mặt trời sẽ “đi ngủ” vào năm 2030?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà khoa học cảnh báo, mặt trời sẽ “đi ngủ” vào năm 2030 và trái đất sẽ rơi vào một “kỷ băng hà mini”, gây ra sự giảm mạnh về nhiệt độ.

Theo trang Daily Mail (Anh), một nghiên cứu mới đây khẳng định chu kỳ của giữa năm 2020 và 2030 sẽ gặp biến động lớn dẫn tới một hiện tượng gọi là “Maunder minimum”, trước đó đã được biết đến như là một “Tiểu băng hà” xảy ra giữa những năm 1646 và 1715, gây ra sự đóng băng nhiều hơn của sông Thames, London. Các nhà khoa học ví von, đây là thời kỳ mặt trời “đi ngủ” hay “bất tỉnh”.

Mặt trời sẽ “đi ngủ” vào năm 2030? - 1

Một mặt trời im lặng: Trong năm 2011, hình ảnh này cho thấy một mặt trời gần như rõ ràng - mà các chuyên gia nói rằng, hiện tượng có thể xảy ra trong gần một thập kỷ từ năm 2030. (Ảnh: Nasa)

Các mô hình mới của chu kỳ mặt trời đang tạo ra những dự đoán chính xác chưa từng thấy mất quy luật trong 11 năm qua của mặt trời, dựa trên những hiệu hứng trong hai lớp của mặt trời, trong đó một lớp gần bề mặt và một lớp ở sâu bên trong vùng đối lưu của nó.

Theo kết quả được trình bày bởi Giáo sư Valentina Zharkova tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia ở Llandudno, dự đoán từ nghiên cứu mô hình mới cho thấy rằng, hoạt động năng lượng mặt trời sẽ giảm 60% trong những năm 2030, giống như thời kỳ "Tiểu Băng hà” bắt đầu từ năm 1645.

Theo đó, chu kỳ mới này sẽ bắt đầu mạnh mẽ vào năm 2022. Tới chu kỳ tiếp theo, từ những năm 2030 tới 2040, hoạt động của mặt trời sẽ giảm đáng kể tới mức rơi vào trạng thái “bất tỉnh”, dẫn đến việc trái đất sẽ chứng kiến một “Maunder minimum”, hay còn được biết đến là “Tiểu băng hà”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Phong (Khám phá/Dailymail)
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN