Mãn nhãn xem ngư dân đá bóng bằng cà kheo tại lễ hội Nghinh Ông

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Sáng 30/9, người dân và du khách đã được chiêm ngưỡng những trận bóng, chạy đua của ngư dân vùng biển Cần Giờ trên đôi cà kheo, một vật dụng quen thuộc với người dân vùng biển.

Du khách đến dự Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ (TPHCM) ngoài tham gia nhiều hoạt động, chương trình văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, trò chơi dân gian.., tỏ ra vô cùng thích thú khi được thưởng thức trận đấu bóng đá độc đáo của người dân làng chài: cầu thủ đeo bộ cà kheo cao lênh khênh tranh tài trên sân cát.

Du khách đến dự Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ (TPHCM) ngoài tham gia nhiều hoạt động, chương trình văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, trò chơi dân gian.., tỏ ra vô cùng thích thú khi được thưởng thức trận đấu bóng đá độc đáo của người dân làng chài: cầu thủ đeo bộ cà kheo cao lênh khênh tranh tài trên sân cát.

Trận đấu diễn ra trên bãi cát mịn ở bãi biển Cần Thạnh. Ban tổ chức căng dây tạo thành mặt sân bóng rộng khoảng 300m 2 .

Trận đấu diễn ra trên bãi cát mịn ở bãi biển Cần Thạnh. Ban tổ chức căng dây tạo thành mặt sân bóng rộng khoảng 300m 2 .

Từ một dụng cụ hỗ trợ đánh bắt thủy hải sản là đôi cà kheo, các ngư dân ở Cần Giờ đã tạo nên môn bóng đá cà kheo vô cùng độc đáo.

Từ một dụng cụ hỗ trợ đánh bắt thủy hải sản là đôi cà kheo, các ngư dân ở Cần Giờ đã tạo nên môn bóng đá cà kheo vô cùng độc đáo.

Đông đảo du khách đã có mặt tại bãi biển Cần Thạnh từ khá sớm để lưu lại những khoảnh khắc thú vị của trận bóng đá cà kheo.

Đông đảo du khách đã có mặt tại bãi biển Cần Thạnh từ khá sớm để lưu lại những khoảnh khắc thú vị của trận bóng đá cà kheo.

"Săn bàn" trên sân cát bằng những đôi cà kheo cao lênh khênh.

"Săn bàn" trên sân cát bằng những đôi cà kheo cao lênh khênh.

Nhiều cầu thủ chia sẻ sử dụng cà kheo để đá bóng rất khó. Khi đá trên bãi biển độ khó càng tăng lên vì cát lún và đau chân.

Nhiều cầu thủ chia sẻ sử dụng cà kheo để đá bóng rất khó. Khi đá trên bãi biển độ khó càng tăng lên vì cát lún và đau chân.

Những pha tranh bóng, những cú ngã nhào, những pha ăn mừng trên sân bóng khiến cả cầu thủ lẫn khán giả đều hứng khởi.

Những pha tranh bóng, những cú ngã nhào, những pha ăn mừng trên sân bóng khiến cả cầu thủ lẫn khán giả đều hứng khởi.

Sau 30 phút thi đấu sôi động, cả hai đội vui vẻ vẫy tay chào các khán giả trước khi rời sân đấu.

Sau 30 phút thi đấu sôi động, cả hai đội vui vẻ vẫy tay chào các khán giả trước khi rời sân đấu.

Gương mặt thấm mệt của một cầu thủ sau khi cống hiến cho khán giả trận cầu độc đáo.

Gương mặt thấm mệt của một cầu thủ sau khi cống hiến cho khán giả trận cầu độc đáo.

Nhiều du khách tỏ ra thích thú với bộ cà kheo của những người dân làng chài.

Nhiều du khách tỏ ra thích thú với bộ cà kheo của những người dân làng chài.

Bà Nguyễn Thị Minh Hoàng (Việt kiều Pháp) cho biết đây là lần đầu tiên được xem một trận đấu bóng đá cà kheo. “Tôi quay video để mang về Pháp cho người thân xem. Nước ngoài không có được những điều như thế này”, bà Hoàng bày tỏ.

Bà Nguyễn Thị Minh Hoàng (Việt kiều Pháp) cho biết đây là lần đầu tiên được xem một trận đấu bóng đá cà kheo. “Tôi quay video để mang về Pháp cho người thân xem. Nước ngoài không có được những điều như thế này”, bà Hoàng bày tỏ.

Từ xa xưa, đôi cà kheo là một vật dụng khá quen thuộc đối với ngư dân vùng biển trong việc đánh bắt hải sản. Đến nay, các ngư dân Cần Giờ đã tạo nên những môn thể thao vô cùng độc đáo.

Từ xa xưa, đôi cà kheo là một vật dụng khá quen thuộc đối với ngư dân vùng biển trong việc đánh bắt hải sản. Đến nay, các ngư dân Cần Giờ đã tạo nên những môn thể thao vô cùng độc đáo.

Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ năm 2023 diễn ra ngày 28, 29, 30/9 (nhằm ngày 14, 15, 16 tháng 8 năm Quý Mão) tại thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TPHCM) với chuỗi hoạt động văn hóa - thể thao - nghệ thuật sôi động, phong phú.

Sự kiện nhằm giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của địa phương, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cũng như góp phần phát triển ngành du lịch huyện Cần Giờ.

Được bắt đầu từ năm 1913, lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông nhằm cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Xuất phát từ huyền thoại kể về công lao của thần Nam Hải từng cứu giúp ngư dân không may lâm nạn khi có giông bão, phù hộ ngư dân có được những mùa đánh bắt bội thu, người dân miền biển xem cá Ông là vật linh, tôn đặt tước hiệu Nam Hải Đại tướng quân. Việc thờ cúng và tổ chức Nghinh Ông là nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của ngư dân vùng biển Cần Giờ đối với Thần Nam Hải; qua đó cầu mong cho biển lặng gió hòa, một mùa đánh bắt bội thu, nhất là cầu mong sự an toàn cho những người đi biển...

Đồng thời, lễ hội thể hiện tinh thần "uống nước nhớ nguồn", là dịp để ngư dân tưởng nhớ về những bậc tiền nhân đã có công đầu trong việc chế tạo ra những phương tiện đi biển, ngư cụ đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho ngư dân.

Lễ hội truyền thống Nghinh Ông Cần Giờ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2013, là sự kiện văn hóa đặc biệt của TPHCM nói chung và của ngư dân Cần Giờ nói riêng. Năm nay, cũng là năm đánh dấu cột mốc 110 năm hình thành và phát triển Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ; 10 năm được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia…

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng vạn du khách nườm nượp tới Đồ Sơn xem Lễ hội chọi trâu

Hàng vạn khán giả tham dự Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2023 đã được chứng kiến những màn đấu kịch tính, hấp dẫn giữa các "ông trâu".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Anh- Ngô Tùng ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN