Lý do TP.HCM chưa cho F0 đi làm trực tiếp

Với trường hợp F0, Sở Y tế cho rằng đó là những người bệnh cần được điều trị tại nhà hoặc bệnh viện.

Chiều 24-3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

F1 tiêm vaccine đủ liều sẽ được đi học, đi làm

Trước buổi họp báo này, trong sáng 24-3, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định về việc cho phép F1 đi làm, đi học trực tiếp nếu đáp ứng một số điều kiện. Tuy nhiên, trường hợp người là F0 vẫn chưa được đi làm, đi học trực tiếp.

Trả lời câu hỏi vì sao chưa cho F0 đi làm, đi học trực tiếp như một số tỉnh, thành trong cả nước (Long An, Cà Mau), bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho rằng hiện nay, việc tham mưu phương án ứng phó với dịch COVID-19 do Sở Y tế thực hiện nhưng Ban chỉ đạo phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TP.HCM là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng. “Đánh giá tình hình về số ca mắc COVID-19 mới, số ca nặng và tử vong, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND TP cho phép F1 đi làm nếu đáp ứng một số điều kiện” - bà Mai nói.

Tuy nhiên, với trường hợp F0, bà Mai cho rằng đó là những người bệnh cần được điều trị tại nhà hoặc bệnh viện.

Theo bà Mai, mặc dù số ca tử vong do COVID-19 giảm ở mức rất thấp nhưng số ca nặng chưa giảm bền vững mà lên xuống liên tục. “Nếu số ca mắc COVID-19 lại tăng, chắc chắn ca nặng và tử vong sẽ tăng, đó là kinh nghiệm của TP.HCM rút ra từ các đợt dịch trước đây” - bà Mai nói.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho biết theo đề xuất trước đó của Bộ Y tế, không phải F0 nào cũng có thể đi làm. Chỉ các F0 đáp ứng điều kiện có thể làm việc trực tuyến tại nhà hoặc khu cách ly, làm việc ở cơ sở chăm sóc F0 khác kèm theo nhiều điều kiện ràng buộc.

Còn liên quan đến quyết định F1 được đi làm, ông Tâm cho biết tại các cơ sở giáo dục, các trường hợp F1 sẽ được xác định dựa trên hướng dẫn xác định F0, F1 của Bộ Y tế. Từ đó, cơ sở y tế sẽ xác định F1 dựa trên chỗ ngồi trong lớp cùng các hoạt động khác trong quá trình học tập trực tiếp.

Sở Y tế TP.HCM cho rằng F0 là những người bệnh cần được điều trị tại nhà hoặc bệnh viện. Ảnh: HOÀNG GIANG 70 ca tử vong

Sở Y tế TP.HCM cho rằng F0 là những người bệnh cần được điều trị tại nhà hoặc bệnh viện. Ảnh: HOÀNG GIANG 70 ca tử vong

Chưa thể xem là bệnh thông thường

Trả lời câu hỏi về việc với tỉ lệ tiêm chủng, số ca khỏi COVID-19 cao, TP.HCM hiện đã đạt miễn dịch cộng đồng hay chưa, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết nhiều chuyên gia trên thế giới đang thảo luận và đề xuất coi dịch COVID-19 là bệnh lưu hành hay bệnh đặc hữu.

Ở Việt Nam (VN), vừa qua Bộ Y tế đã trao đổi cùng các chuyên gia trong và ngoài nước, Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ về nhận định, đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại VN. “Các tổ chức, chuyên gia đã đưa ra bốn đặc điểm về tình hình dịch tại nước ta. Họ cho rằng SARS-CoV-2 đã được ghi nhận ở tất cả tỉnh, thành nhưng vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa đại dịch và bệnh lưu hành” - bà Mai nói.

Các chuyên gia cũng cho rằng tỉ lệ ca mắc COVID-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt giữa các tỉnh, thành từng có tỉ lệ mắc cao và những tỉnh, thành mới có sự gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Số ca tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm khác.

Cùng với đó, hiện nay virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới là Omicron, thậm chí trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ như BA.1, BA.2, BA.3. Các biến thể này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm, tỉ lệ mắc rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

Do vậy, bà Mai cho biết lúc này VN chưa coi dịch COVID-19 là bệnh lưu hành và cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức y tế trên thế giới, các quốc gia khác nhằm theo dõi tình hình dịch, đến thời điểm thích hợp, ngành y tế sẽ tham mưu thay đổi.

Điều kiện để F1 đi học, đi làm

F1 đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc từng mắc COVID-19 trong vòng ba tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học.

Tuy nhiên, với những trường hợp này, UBND yêu cầu đồng thời phải chấp hành nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần cuối cùng với F0, thực hiện test nhanh vào ngày thứ năm và khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.

Trong thời gian này, F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi làm việc, học tập bằng xe cá nhân.

Đồng thời, F1 phải thực hiện phòng chống dịch như thường xuyên đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không dùng chung vật dụng cá nhân trong quá trình sinh hoạt, làm việc, học tập.

F1 cũng cần tránh tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19…) trong gia đình, tại nơi làm việc, học tập và phải khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID. 

Chiều 24-3, thông tin từ Bộ Y tế cho biết tính từ 16 giờ ngày 23 đến 16 giờ ngày 24-3, trên hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 120.000 ca nhiễm mới. Trong đó, tám ca nhập cảnh và 119.992 ca ghi nhận trong nước (giảm 7.886 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành.

Ba địa phương có số ca nhiễm COVID-19 giảm nhiều so với ngày trước đó là Phú Thọ, Bến Tre và Vĩnh Phúc.

Cùng ngày, VN ghi nhận 70 ca tử vong ở nhiều tỉnh, thành, số này cao hơn trung bình số ca tử vong ghi nhận trong bảy ngày qua (66 ca). 

TP HCM ra công văn khẩn đối với F1

Trong khi chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế, UBND TP HCM đã ban hành quy định mới đối với người tiếp xúc gần ca mắc Covid-19 để hạn chế việc gián đoạn các hoạt động sản...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TÁ LÂM ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN