Lưu giữ 2 sắc phong hơn 100 năm mới biết báu vật vua ban

Sự kiện: 24h vạn dặm

Hai sắc phong được một dòng họ ở Hà Tĩnh truyền nhau thờ phụng, gìn giữ trong tráp gỗ hơn 100 năm mới biết đó là báu vật vua ban.

Clip sắc phong vua ban được dòng họ Nguyễn Xuân lưu giữ hơn 100 năm mới biết

Ông Nguyễn Xuân Sử (57 tuổi, tộc trưởng dòng họ Nguyễn Xuân ở thôn Đồng Sơn, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh), người đang có trách nhiệm lưu giữ 2 sắc phong, cho biết cả dòng họ đã rất bất ngờ và tự hào. Bởi vì, trước lúc biết được nguồn gốc của 2 sắc phong trên là của vua Khải Định, ban cho một vị quan trong dòng họ có công mở mang bờ cõi vào thời Hậu Lê thì tất cả con cháu không nghĩ hiện vật trên quí như vậy.

Theo ghi nhận, hai sắc phong được bảo quản bằng cách cuộn tròn trong một ống nứa có nắp đậy và được đánh véc ni sáng bóng, ống nứa này còn được đặt trong một hộp gỗ chạm trỗ tinh vi đặt trang trọng tại nhà thờ dòng họ Nguyễn Xuân.

Theo ghi nhận, hai sắc phong được bảo quản bằng cách cuộn tròn trong một ống nứa có nắp đậy và được đánh véc ni sáng bóng, ống nứa này còn được đặt trong một hộp gỗ chạm trỗ tinh vi đặt trang trọng tại nhà thờ dòng họ Nguyễn Xuân.

Cũng theo ông Sử, từ bao đời nay con cháu dòng họ Nguyễn Xuân cứ truyền nhau trông coi, thờ phụng cẩn thận tráp gỗ trên. Cũng đã có rất nhiều lần con cháu mở ra xem, tuy nhiên không biết 2 tấm giấy bên trong có ý nghĩa gì.

Cũng theo ông Sử, từ bao đời nay con cháu dòng họ Nguyễn Xuân cứ truyền nhau trông coi, thờ phụng cẩn thận tráp gỗ trên. Cũng đã có rất nhiều lần con cháu mở ra xem, tuy nhiên không biết 2 tấm giấy bên trong có ý nghĩa gì.

“Cho đến một ngày đầu năm 2023, trong một lần về nhà thờ họ thắp hương, một thành viên trong dòng họ mở ra xem, sau khi nghiên cứu đã nhờ những người quen biết dịch các dòng chữ Hán in trên 2 tấm giấy, tiếp đó Viện Sử học dịch nghĩa thì mới biết đó là sắc phong của vua ban cho một vị quan trong dòng họ có công mở mang bờ cõi vào thời Hậu Lê”, ông Sử tự hào nói.

“Cho đến một ngày đầu năm 2023, trong một lần về nhà thờ họ thắp hương, một thành viên trong dòng họ mở ra xem, sau khi nghiên cứu đã nhờ những người quen biết dịch các dòng chữ Hán in trên 2 tấm giấy, tiếp đó Viện Sử học dịch nghĩa thì mới biết đó là sắc phong của vua ban cho một vị quan trong dòng họ có công mở mang bờ cõi vào thời Hậu Lê”, ông Sử tự hào nói.

Theo bản dịch của Viện Sử học, sắc phong thứ nhất do vua Khải Định ban ngày 18 tháng 3, niên hiệu Khải Định thứ 2 vào năm 1917 cho Ngài Lê triều Quán La Đồn điền Phó sứ Nguyễn phủ quân chi thần. Thần đã bảo vệ nước giúp dân nhiều lần linh ứng.

Theo bản dịch của Viện Sử học, sắc phong thứ nhất do vua Khải Định ban ngày 18 tháng 3, niên hiệu Khải Định thứ 2 vào năm 1917 cho Ngài Lê triều Quán La Đồn điền Phó sứ Nguyễn phủ quân chi thần. Thần đã bảo vệ nước giúp dân nhiều lần linh ứng.

Sắc phong thứ hai do vua Khải Định ban ngày 25 tháng 7, niên hiệu Khải Định năm thứ 9 vào năm 1924. Trong bản dịch, vua Khải Định viết: “Sắc phong thôn Triều Sơn, tổng Vĩnh Luật, phủ Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Từ trước phụng thờ Ngài, nguyên tặng Dực bảo Trung hưng Linh phù Lê triều Quán La Đồn điền Phó sứ Nguyễn phủ quân tôn thần. Thần đã bảo vệ nước, giúp dân rất nhiều lần linh ứng. Các tuần tiết lớn đã từng được ban cấp sắc phong cho phép dân làng thờ cúng. Nay chính lúc Trẫm mừng thọ tuổi 40, đã từng hạ chiếu báu ban ơn. Theo lễ có thăng thưởng, gia tặng Đoan Túc tôn thần, đặc biệt chuẩn cho dân địa phương thờ cúng theo điển lễ cũ. Ghi vào tiết khánh và sách thờ tự quốc gia”.

Sắc phong thứ hai do vua Khải Định ban ngày 25 tháng 7, niên hiệu Khải Định năm thứ 9 vào năm 1924. Trong bản dịch, vua Khải Định viết: “Sắc phong thôn Triều Sơn, tổng Vĩnh Luật, phủ Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Từ trước phụng thờ Ngài, nguyên tặng Dực bảo Trung hưng Linh phù Lê triều Quán La Đồn điền Phó sứ Nguyễn phủ quân tôn thần. Thần đã bảo vệ nước, giúp dân rất nhiều lần linh ứng. Các tuần tiết lớn đã từng được ban cấp sắc phong cho phép dân làng thờ cúng. Nay chính lúc Trẫm mừng thọ tuổi 40, đã từng hạ chiếu báu ban ơn. Theo lễ có thăng thưởng, gia tặng Đoan Túc tôn thần, đặc biệt chuẩn cho dân địa phương thờ cúng theo điển lễ cũ. Ghi vào tiết khánh và sách thờ tự quốc gia”.

Ông Nguyễn Xuân Sử cũng cho biết theo gia phả của dòng họ thì người được vua ban 2 sắc phong trên là ông Nguyễn Xuân Toàn, giữ chức Đồn điền Phó sứ thời Lê (người có khuyến nông, chiêu mộ dân để khẩn hoang, mở mang bờ cõi). “Hai sắc phong trên được thờ phụng ở đây từ thời cha ông đến nay. Hiện chúng tôi đang trình lên các cơ quan chức năng để có phương pháp bảo vệ và làm rõ lai lịch của người được vua sắc phong để có căn cứ phục dựng lại di tích”, ông Sử nói.

Ông Nguyễn Xuân Sử cũng cho biết theo gia phả của dòng họ thì người được vua ban 2 sắc phong trên là ông Nguyễn Xuân Toàn, giữ chức Đồn điền Phó sứ thời Lê (người có khuyến nông, chiêu mộ dân để khẩn hoang, mở mang bờ cõi). “Hai sắc phong trên được thờ phụng ở đây từ thời cha ông đến nay. Hiện chúng tôi đang trình lên các cơ quan chức năng để có phương pháp bảo vệ và làm rõ lai lịch của người được vua sắc phong để có căn cứ phục dựng lại di tích”, ông Sử nói.

Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lộc Hà, cho biết hiện tại, địa phương đang phối hợp cùng dòng họ hoàn tất các thủ tục cần thiết để sớm được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh cũng như quốc gia.

Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lộc Hà, cho biết hiện tại, địa phương đang phối hợp cùng dòng họ hoàn tất các thủ tục cần thiết để sớm được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh cũng như quốc gia.

Lưu giữ 2 sắc phong hơn 100 năm mới biết báu vật vua ban - 8

Nguồn: [Link nguồn]

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện một đạo sắc phong quý của vua Hàm Nghi ban cho một nhân vật lịch sử họ Trần ở xã Trung Lộc (huyện Can...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vĩnh Gia ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN