Lời xin lỗi của Công ty nước sạch Sông Đà là vô nghĩa, cần phải đưa ra tòa
Khẳng định lời xin lỗi muộn màng của Công ty nước sạch sông Đà là vô nghĩa, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đề nghị phải đưa ra tòa để phân định rõ mức độ thiệt hại của người dân trong sự cố này.
Người dân Hà Nội xếp hàng lấy nước sạch sau khi nước sông Đà bị nhiễm dầu
Sau nửa tháng xảy ra sự cố nước, hôm nay 25-10, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) mới gửi thông báo mong muốn thông qua các cơ quan báo chỉ gửi lời xin lỗi đến khách hàng và sẽ miễn phí tiền nước một tháng.
Trao đổi với báo chí chiều nay 25-10 bên hành lang Quốc hội về vấn đề này, nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng lời xin lỗi đó là vô nghĩa.
ĐBQH Dương Trung Quốc: "Tôi nghĩ lời xin lỗi này là vô nghĩa. Cần xử lý theo đúng luật, phải cho ra tòa, xử lý đến nơi đến chốn để răn đe. Nếu để nhờn thì chúng ta còn phải gánh chịu nhiều hơn nữa"
ĐB Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng trong lúc xảy ra sự cố, một việc đương nhiên và có thể làm ngay là xin lỗi khách hàng nhưng đại diện công ty đã không làm được, kể cả khi được hỏi tận nơi vẫn khăng khăng nói rằng "chờ kết luận của cơ quan điều tra", "chúng tôi là nạn nhân lớn nhất" và từ chối đưa ra lời xin lỗi.
"Tất cả những gì đã diễn ra làm ảnh hưởng đến người dân thì phải xin lỗi, kể cả nguyên nhân đó hoàn toàn khách quan chứ chưa nói đến chủ quan. Lời xin lỗi đúng lúc là thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với nhân dân"- ĐB Bùi Sỹ Lợi nói.
Khẳng định lời xin lỗi muộn màng của công ty nước sạch sông Đà là vô nghĩa, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đề nghị phải đưa ra tòa để phân định rõ mức độ thiệt hại của người dân trong sự cố này.
"Tôi nghĩ lời xin lỗi này là vô nghĩa. Cần xử lý theo đúng luật, phải cho ra tòa, xử lý đến nơi đến chốn để răn đe. Nếu để nhờn thì chúng ta còn phải gánh chịu nhiều hơn nữa"- ông nói.
ĐB Dương Trung Quốc cũng cho rằng qua sự cố này đã cho thấy lỗ hổng cực kỳ nguy hiểm về an ninh nước sạch. Đó là cơ quan quản lý đã không quan tâm nhiều đến sự an toàn của người dân.
"Chúng ta có thể lên án, chúng ta có thể kết án những người làm sai như Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà, nhưng chúng ta không thể không nhắc đến trách nhiệm của các cơ quan có liên quan"- ông nói
"Giả sử nếu đó không phải là nước nhiễm dầu thải mà là nhiễm chất cực độc của một âm mưu nào đó, thì hậu quả còn nguy hại đến mức nào. Với những vấn đề liên quan trực tiếp đến dân sinh, cơ quan chức năng đừng nhân danh xã hội hóa mà buông xuôi quản lý, bởi có những dịch vụ công mà nó an nguy đến sức khỏe, tính mạng của người dân"- ĐB Dương Trung Quốc bày tỏ.
Trước đó, Như Báo Người Lao Động đã thông tin, khoảng 21 giờ 30 phút ngày 8-10, tại đường giao thông liên xã Phú Minh - Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình xảy ra vụ việc một số đối tượng đổ trộm dầu thải xuống mặt đường và chảy xuống suối Trầm thuộc xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, chảy đến hồ Đầm Bài (là nơi cung cấp nước cho Nhà máy nước sạch Sông Đà), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà.
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 16-10, Công an huyện Kỳ Sơn đã khởi tố vụ án hình sự về tội "Gây ô nhiễm môi trường" theo quy định tại Điều 235 Bộ luật hình sự năm 2015 để tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
Đến chiều ngày 18-10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã bắt giữ Nguyễn Chương Đại và Hoàng Văn Thám để phục vụ điều tra. Trưa ngày 20-10, Lý Đình Vũ đã ra cơ quan công an đầu thú.
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đang tiến hành lấy lời khai của các nghi phạm, củng cố các tài liệu, chứng cứ để xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật.
Hơn 2 tuần sau sự cố nước sông Đà nhiễm dầu thải, những quyết định bất thường, những phát ngôn lập lờ và đùn...