Lo ngại nhiều nước xây hồ chứa sẽ ảnh hưởng đến VN

“Theo đánh giá của các nhà khoa học, Việt Nam có nguồn tài nguyên nước mặt vào loại trung bình kém trên thế giới. Với nguồn nước nội địa chỉ đạt 3.600m3/người/năm, thuộc nhóm quốc gia thiếu nước” - Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) nói.

Sáng 5.11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khí tượng thủy văn.

Trong phần góp ý của mình, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đỗ Văn Vẻ đã bày tỏ lo ngại vấn đề khai thác và sử dụng nguồn nước xuyên biên giới.

ĐB Vẻ cho biết, nước nguồn ngoài lãnh thổ chiếm 63% tổng nguồn tài nguyên nước mặt Việt Nam, chính vì thế khó chủ động bảo vệ, khai thác và sử dụng.

Lo ngại nhiều nước xây hồ chứa sẽ ảnh hưởng đến VN - 1

Ảnh minh họa.

“Đặc biệt những năm gần đây, sự khai thác của các nước ở vùng thượng nguồn ngày càng nhiều và có chiều hướng bất lợi cho Việt Nam. Ví dụ: Trung Quốc đã và đang xây dựng hơn 10 hồ chứa lớn trên sông Mekong, sông Nguyên và 52 thủy điện, hồ chứa lớn nhỏ trên lưu vực sông Hồng với dung tích của các hồ chứa khoảng 2,5 tỷ mét khối. Lào đã và đang xây dựng 35 công trình thuỷ lợi - thuỷ điện, trong đó có 27 hồ chứa trên sông nhánh và 8 đập dâng trên sông chính. Thái Lan đã có 10 hồ chứa vừa - lớn và đang có kế hoạch xây thêm”, ĐB Vẻ cho hay.

Từ phân tích trên, ĐB Vẻ cho rằng, việc xây dựng cũng như triển khai dự luật cần làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, nhằm thu thập kịp thời, đầy đủ chính xác các thông tin về thời tiết, thủy văn để cung cấp cho các ngành, địa phương.

“Trong nhiều thập kỷ tới, chúng ta phải tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế trong việc khai thác nguồn nước xuyên biên giới, an ninh lương thực và năng lượng không chỉ ở cấp độ quốc gia mà cả khu vực và toàn cầu”, ĐB Vẻ góp ý.

Để làm rõ trách nhiệm dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn, ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) cho rằng, dự thảo luật đã quy định rõ các hành vi bị cấm trong đó có hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ, quy định trong hoạt động giám sát biến đổi khí hậu dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Đề cập đến vấn đề tác động về thời tiết, ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho hay, trên thế giới nhiều nước tiến tới sử dụng vũ khí, khí tượng tác động làm chuyển hướng một cơn bão. Nhưng trong luật của chúng ta mới chỉ đề cập đến tác động làm thay đổi mưa, sương mù, như vậy là chưa đủ.  Bên cạnh đó, dự luật đưa vào nguyên tắc trình tự, thủ tục thực hiện việc tác động thời tiết qua rất nhiều tầng lớp, rồi xin ý kiến của nhân dân, là rất khó thực hiện trong thực tế.

"Ví dụ như phục vụ cho sự kiện lớn, chúng ta có thể làm thay đổi mưa trước hoặc xua cơn mưa đi, bây giờ xin ý kiến nhân dân, các bộ, ngành phải có kế hoạch, lộ trình liệu có thực hiện được không? Nếu qua đi thì tất cả khâu chuẩn bị gây lãng phí, tốn kém. Tôi đề nghị cân nhắc thêm chỗ này", ĐB Khanh nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Lương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN