Lô gỗ sưa từng định giá 'trăm tỷ' giảm bao nhiêu sau 4 phiên đấu giá không thành?

Sự kiện: Cây sưa

Theo ông Đinh Văn Lai, trưởng thôn Phụ Chính cho biết, trải qua 2 năm với 4 lần đầu giá, giá trị của lô gỗ sưa quý hiến này đã giảm đi vài chục tỷ đồng.

Vào hồi tháng 1/2019, người dân trong thôn Phụ Chính cùng lực lượng chức năng chặt hạ 2 cây sưa tại chùa Vĩnh Phúc. Người dân sau đó kiểm đếm gỗ và cho vào trong thùng container, bảo quản, trông giữ nghiêm ngặt chờ thời điểm đem ra bán đấu giá.

 Số gỗ sưa nói trên được chia làm 5 nhóm, trong đó, số gốc nhỏ, rễ cây sưa sẽ được bán với giá sàn (mức thấp nhất) là 6,5 triệu đồng/kg; phần thân cây sưa, tuỳ theo chất lượng gỗ sẽ được phân thành các loại giá sàn khác nhau: loại 32 triệu đồng/kg (nhóm đặc biệt); loại 28 triệu đồng/kg (nhóm 1); loại 22 triệu đồng/1kg (nhóm 2); loại 15 triệu đồng/kg (nhóm 3). Tổng giá trị giá của cả 5 nhóm tạm tính theo khởi điểm là hơn 146 tỷ đồng.

Giá trị lô gỗ sưa đã hụt mất khoảng 40 tỷ đồng.

Giá trị lô gỗ sưa đã hụt mất khoảng 40 tỷ đồng.

Lô gỗ sưa vẫn đang được đóng trong thùng container chờ chủ nhân mới.

Lô gỗ sưa vẫn đang được đóng trong thùng container chờ chủ nhân mới.

Tính đến nay, sau 2 năm đã trải qua 4 lần đấu giá, lô gỗ sưa vẫn chưa tìm được chủ nhân mới, giá trị của lô gỗ cũng mất 1/3. “Giá từ 146 tỷ, giờ định lại chỉ còn 100 tỷ thôi, hụt mất 1/3 rồi. Đầu năm 2019 bắt đầu bán đấu giá, đến nay cũng qua 4 đợt, gần nhất là tháng 6/2020, đều do giá cao không ai mua. Có người giả đến 80 tỷ nhưng vẫn không được”, ông Lai chia sẻ.

Ông Lai chia sẻ thêm, để bảo quản lô gỗ sưa này cũng khá tốn chi phí, mất hàng trăm triệu/tháng: “Càng để lâu thì giá càng xuống, bán không trôi, hơn nữa tốn cả chi phí nên tôi cũng sốt ruột, bán càng nhanh càng tốt”.

Được biết, Về kế hoạch sắp tới, ông Lai sẽ mở bán lần thứ 5 vào khoảng tháng 5-6. "Khoảng 2 tháng nữa tôi sẽ lại mở phiên đấu giá lần thứ 5, việc đấu giá sẽ nhờ các cơ quan Sở Tư pháp tư vấn, làm thủ tục, đăng tải thông tin để đấu giá như những lần trước. Lần này mong muốn bán được với giá cao chứ không thể được như giá đã định", trưởng thôn Phụ Chính nói.

Ông Lai và người dân ở đây đều mong muốn trong đợt mở đấu giá sắp tới lần này, lô gỗ sưa hiến này có thể bán được với giá khoảng 100 tỷ đồng: “Nếu đấu giá thành công số tiền bán được sẽ tuyệt đối không chia sẽ dùng tu bổ các công trình phúc lợi trên địa bàn thôn".

Theo chia sẻ của thôn Phụ Chính, ngoài lô gô sưa đỏ quý hiếm, trong làng còn nhiều cây sưa đỏ đang được bảo vệ bằng sắt thép, cây vẫn đang phát triển tốt. Được biết tuổi đời của cây cũng khoảng 70 năm tuổi, từ ngày những người già ở dây còn bé đã có những cây này rồi. Mỗi cây này giá trị ước chừng 2 tỷ đồng.

Cây sưa đỏ tại thôn Phụ Chính có tuổi đời khoảng 70 năm, giá trị khoảng 2 tỷ đồng.

Cây sưa đỏ tại thôn Phụ Chính có tuổi đời khoảng 70 năm, giá trị khoảng 2 tỷ đồng.

Cây được bảo vệ, bọc thép, chống trộm.

Cây được bảo vệ, bọc thép, chống trộm.

Cổng chùa và đền đang xây dựng với chi phí 2 tỷ đồng đang hoàn thiện từ việc bán gỗ sưa với bộ gỗ lim quý hiếm chiếm nửa giá trị. Sau khi bán được lô gỗ sưa giá khoảng 100 tỷ sẽ dùng để xây dựng lại chùa và 2 nhà văn hóa.

Cổng chùa, đền được tu sửa với dự án 2 tỷ đồng, số tiền thôn trích ra từ việc bán gỗ sưa trước đó.

Cổng chùa, đền được tu sửa với dự án 2 tỷ đồng, số tiền thôn trích ra từ việc bán gỗ sưa trước đó.

Cổng hoành tráng sẽ được hoàn thiện trong những ngày sắp tới.

Cổng hoành tráng sẽ được hoàn thiện trong những ngày sắp tới.

Nguyên nhân khiến lô gỗ sưa ‘trăm tỷ’ ở Hà Nội 2 năm vẫn ế?

Lô gỗ sưa "trăm tỷ" thu được từ hai cây sưa đỏ 50 tuổi và 130 tuổi trong khuôn viên đình Phụ Chính (xã Hòa Chính,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Phạm ([Tên nguồn])
Cây sưa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN