Lộ diện dàn đại bác khổng lồ, súng thần công trăm tuổi giữa TP.HCM

Sự kiện: 24h vạn dặm

Hàng chục khẩu đại bác, súng thần công có tuổi đời hàng trăm năm do người Pháp và nhà Nguyễn đúc có kích thước khổng lồ, chế tác tinh xảo được trưng bày ở TP.HCM.

Trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, quận 1, TP.HCM trưng bày bộ sưu tập gồm 17 súng thần công, đại bác của Việt Nam và phương Tây. Vào thời Tống, người Trung Quốc đã phát minh ra thuốc súng, nhưng chưa biết dùng nó trong kỹ thuật quân sự. Đến thế kỷ 14, người châu Âu tiếp thu kỹ thuật làm thuốc súng và nghĩ ra cách chế tạo súng thần công.

Trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, quận 1, TP.HCM trưng bày bộ sưu tập gồm 17 súng thần công, đại bác của Việt Nam và phương Tây. Vào thời Tống, người Trung Quốc đã phát minh ra thuốc súng, nhưng chưa biết dùng nó trong kỹ thuật quân sự. Đến thế kỷ 14, người châu Âu tiếp thu kỹ thuật làm thuốc súng và nghĩ ra cách chế tạo súng thần công.

Súng thần công là loại hoả khí nhằm tiêu diệt mục tiêu từ xa. Loại súng này thường có kích thước lớn, trọng lượng nặng, lúc đầu được đúc bằng đồng, sau được chế bằng sắt hoặc gang. Đạn súng thần công là những quả cầu đặc bằng đá, gang hoặc sắt được bắn ra bởi sức đẩy của thuốc đạn nhồi. Những khẩu đại bác, súng thần công cổ này đều có niên đại trong khoảng thế kỷ 18 - 19 kích cỡ và hình dáng khác nhau.

Súng thần công là loại hoả khí nhằm tiêu diệt mục tiêu từ xa. Loại súng này thường có kích thước lớn, trọng lượng nặng, lúc đầu được đúc bằng đồng, sau được chế bằng sắt hoặc gang. Đạn súng thần công là những quả cầu đặc bằng đá, gang hoặc sắt được bắn ra bởi sức đẩy của thuốc đạn nhồi. Những khẩu đại bác, súng thần công cổ này đều có niên đại trong khoảng thế kỷ 18 - 19 kích cỡ và hình dáng khác nhau.

Loại lớn nhất là 4 cỗ đại bác khổng lồ do người Pháp đúc vào các năm 1868, 1870, 1889, sử dụng trong thời kỳ chiến tranh xâm lược và đô hộ Việt Nam. Các cỗ đại bác này được đúc bằng gang, trong đó cỗ lớn nhất có kích thước dài hơn 5m.

Loại lớn nhất là 4 cỗ đại bác khổng lồ do người Pháp đúc vào các năm 1868, 1870, 1889, sử dụng trong thời kỳ chiến tranh xâm lược và đô hộ Việt Nam. Các cỗ đại bác này được đúc bằng gang, trong đó cỗ lớn nhất có kích thước dài hơn 5m.

Đường kính phần lớn nhất rộng 1m, lỗ đạn lớn gần 40cm. Phần đuôi của những cỗ đại bác này có khắc số hiệu và năm chế tạo.

Đường kính phần lớn nhất rộng 1m, lỗ đạn lớn gần 40cm. Phần đuôi của những cỗ đại bác này có khắc số hiệu và năm chế tạo.

Súng nặng hàng chục tấn, thời điểm sử dụng thường đặt trên giàn sắt tạo thành những ụ pháo. Những cỗ đại bác lớn này thường được sử dụng để bảo vệ vùng ven biển trước sự xâm nhập của tàu thuyền lạ.

Súng nặng hàng chục tấn, thời điểm sử dụng thường đặt trên giàn sắt tạo thành những ụ pháo. Những cỗ đại bác lớn này thường được sử dụng để bảo vệ vùng ven biển trước sự xâm nhập của tàu thuyền lạ.

Khoảng giữa thế kỷ 19, tại châu Âu, súng thần công được cải tiến thành các loại pháo với đặc điểm bắn xa hơn và chính xác hơn, đạn đặc được chế thành đạn nổ để tăng hiệu quả sát thương hoặc tiêu diệt gọn cứ điểm. Loại vũ khí này cũng được một số nước châu Âu sử dụng trong các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Khoảng giữa thế kỷ 19, tại châu Âu, súng thần công được cải tiến thành các loại pháo với đặc điểm bắn xa hơn và chính xác hơn, đạn đặc được chế thành đạn nổ để tăng hiệu quả sát thương hoặc tiêu diệt gọn cứ điểm. Loại vũ khí này cũng được một số nước châu Âu sử dụng trong các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Nằm cạnh và đan xen với những khẩu đại bác phương Tây là 10 khẩu súng thần công được nhà Nguyễn đúc khoảng đầu thế kỷ 19. Cuối thế kỷ 14, Việt Nam đã chế tạo được súng “Thần cơ sang pháo” bắn bằng thuốc đạn. Tuy nhiên, sau đó kỹ thuật đúc súng thần công không được phát triển. Đến thế kỷ 17, việc đúc súng phải nhờ đến các chuyên gia người Hà Lan, Bồ Đào Nha. Từ giai đoạn này, súng thần công được sử dụng phổ biến hơn.

Nằm cạnh và đan xen với những khẩu đại bác phương Tây là 10 khẩu súng thần công được nhà Nguyễn đúc khoảng đầu thế kỷ 19. Cuối thế kỷ 14, Việt Nam đã chế tạo được súng “Thần cơ sang pháo” bắn bằng thuốc đạn. Tuy nhiên, sau đó kỹ thuật đúc súng thần công không được phát triển. Đến thế kỷ 17, việc đúc súng phải nhờ đến các chuyên gia người Hà Lan, Bồ Đào Nha. Từ giai đoạn này, súng thần công được sử dụng phổ biến hơn.

Thời Nguyễn (1802-1945) súng thần công có nhiều loại, nhiều kiểu từ nhỏ tới lớn. Súng loại lớn khi xuất xưởng đều được phong ngay là Tướng quân hoặc Trung, Đại, Thượng tướng quân với tên gọi đúc sẵn trên thân súng. Bộ 10 khẩu trưng bày tại bảo tàng này có tên súng “Thắng Uy Tướng Quân”, “Hùng Uy Tướng Quân” làm bằng chất liệu đồng.

Thời Nguyễn (1802-1945) súng thần công có nhiều loại, nhiều kiểu từ nhỏ tới lớn. Súng loại lớn khi xuất xưởng đều được phong ngay là Tướng quân hoặc Trung, Đại, Thượng tướng quân với tên gọi đúc sẵn trên thân súng. Bộ 10 khẩu trưng bày tại bảo tàng này có tên súng “Thắng Uy Tướng Quân”, “Hùng Uy Tướng Quân” làm bằng chất liệu đồng.

Lộ diện dàn đại bác khổng lồ, súng thần công trăm tuổi giữa TP.HCM - 9

Các khẩu thần công thời Nguyễn được tạo hình cầu kỳ, đường nét với quai súng cách điệu bằng hình dạng, hoạ tiết cung đình, bản lề và đuôi súng khắc các văn tự chữ Hán.

Các khẩu thần công thời Nguyễn được tạo hình cầu kỳ, đường nét với quai súng cách điệu bằng hình dạng, hoạ tiết cung đình, bản lề và đuôi súng khắc các văn tự chữ Hán.

So với các khẩu đại bác đồ sộ của Pháp, các loại súng thần công này của nhà Nguyễn có sự chênh lệch rất lớn về kích thước và kỹ thuật.

So với các khẩu đại bác đồ sộ của Pháp, các loại súng thần công này của nhà Nguyễn có sự chênh lệch rất lớn về kích thước và kỹ thuật.

Một khẩu thần công có chiều dài khoảng 2,5m không còn nguyên dạng sau 3 thế kỷ tồn tại.

Một khẩu thần công có chiều dài khoảng 2,5m không còn nguyên dạng sau 3 thế kỷ tồn tại.

Hai khẩu thần công khác đúc bằng sắt tại Việt Nam từ thế kỷ 18 cũng được trưng bày. Súng thần công phương Đông có nhiều kích thước, ban đầu được đúc bằng đồng sau thay bằng sắt hoặc gang.

Hai khẩu thần công khác đúc bằng sắt tại Việt Nam từ thế kỷ 18 cũng được trưng bày. Súng thần công phương Đông có nhiều kích thước, ban đầu được đúc bằng đồng sau thay bằng sắt hoặc gang.

Ngoài ra, bên trong bảo tàng còn trưng bày khẩu súng thần công mang tên “Võ Công Tướng Quân” bằng đồng đúc năm 1822, hiện vẫn đang gắn trên bánh xe kéo.

Ngoài ra, bên trong bảo tàng còn trưng bày khẩu súng thần công mang tên “Võ Công Tướng Quân” bằng đồng đúc năm 1822, hiện vẫn đang gắn trên bánh xe kéo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN