Lính dù Mỹ chống IS: Những thử thách khó lường (Kỳ 4)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 34

Lính dù Mỹ phải liên tục đối phó với những tình huống bất ngờ khi đối mặt với phiến quân IS trên chiến trường.

Một trong những khó khăn mà các chỉ huy của Lữ đoàn 2 lính dù Mỹ trên chiến trường chống IS là những bất đồng giữa lính dù vừa mới đổ bộ và lực lượng đặc nhiệm đã cài cắm ở đây từ lâu, khiến việc phối hợp giữa hai bên gặp nhiều khó khăn.

Lính dù Mỹ chống IS: Những thử thách khó lường (Kỳ 4) - 1

Nhiều người tin rằng Mỹ sẽ phải đưa quân đến Iraq

Thế nhưng điều rõ ràng là một lữ đoàn bộ binh dù tốt đến đâu cũng không thể xử lý tình huống xung đột phức tạp điển hình trong cuộc chiến với IS ở Iraq và Syria nếu không có sự trợ giúp của lực lượng đặc nhiệm.

Lính Mũ nồi Xanh có thể hoạt động sâu trong lãnh thổ địch với sự trợ giúp của các chiến binh địa phương trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi lính dù đến tiếp viện. Bởi vậy, lính dù cần đến sự giúp đỡ của họ để có thể phân biệt được đâu là bạn và thù, đâu là chỉ huy dân quân địa phương và đâu là lãnh đạo tôn giáo của họ, và làm cách nào để lôi kéo sự ủng hộ của người dân bản địa.

Quân đội Mỹ đã học được bài học này với một cái giá khá đắt trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan, nơi mối quan hệ tốt đẹp mà lực lượng đặc nhiệm dày công xây đắp với phe nổi dậy Liên minh phương Bắc “tan thành bọt nước” kể từ khi bộ binh vào tiếp quản chiến trường từ tháng 3/2002.

Lính dù Mỹ chống IS: Những thử thách khó lường (Kỳ 4) - 2

Đặc nhiệm Mỹ từng có mối quan hệ tốt đẹp với người dân bản địa ở Afghanistan

Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm còn có những kỹ năng tác chiến độc nhất vô nhị mà lính dù không có được. Chẳng hạn như khi phát hiện một trạm liên lạc vô tuyến được phiến quân sử dụng để truyền tin, việc sử dụng lính đặc nhiệm để đột kích phá hủy là phương án khả thi nhất.

Palisca, một sĩ quan tác chiến của Lữ đoàn 2 nói: “Chúng tôi có thể yêu cầu không quân thả bom thông minh JDAM để phá hủy mục tiêu, nhưng nó lại có nguy cơ gây ra thiệt hại về nhân mạng của dân thường. Trong trường hợp này, lính đặc nhiệm làm tốt hơn rất nhiều”.

Để tăng cường phối hợp tác chiến giữa lính dù với lực lượng đặc nhiệm, một sở chỉ huy hỗn hợp được thành lập, với 2 sĩ quan liên lạc của lực lượng biệt kích làm việc ngay trong trung tâm hành quân chiến dịch của lữ đoàn để điều phối lực lượng đặc nhiệm khi cần thiết.

Theo phương án này, lực lượng đặc nhiệm đã thực hiện 8 nhiệm vụ tại 7 vị trí theo yêu cầu của lính dù trong 3 ngày, tiêu diệt 80 “chiến binh IS”, phá hủy 9 xe thiết giáp và 6 xe tải vũ trang.

Lính dù Mỹ chống IS: Những thử thách khó lường (Kỳ 4) - 3

Bom Mỹ tiêu diệt các mục tiêu IS ở Iraq

Tuy nhiên, trong cuộc chiến chống IS trên chiến trường khắc nghiệt, lính dù Mỹ sẽ gặp phải không ít những tình huống không nằm trong kế hoạch, đòi hỏi họ phải nỗ lực hết mình để vượt qua.

Từ khi nhảy dù xuống “chiến trường” để chống lại lực lượng phiến quân IS mô phỏng, các sĩ quan tham mưu của Lữ đoàn 2 Sư đoàn Dù 82 quân đội Mỹ đã luôn vạch ra các kế hoạch ứng phó với tình hình nhằm đạt được mục tiêu mà chỉ huy của họ đã đề ra. Thế nhưng không phải tình huống nào cũng diễn ra theo đúng kế hoạch, đặc biệt là với một đối thủ khó lường như IS.

Vài ngày trước khi nhảy dù xuống Fort Polk, các chỉ huy Lữ đoàn 2 nhận được mệnh lệnh rằng một trong những nhiệm vụ đầu tiên của họ là sơ tán công dân Mỹ ra khỏi vùng chiến sự, và ban tham mưu đã vạch ra kế hoạch chi tiết cho nhiệm vụ này. Thế nhưng các kế hoạch mà họ đề ra nhanh chóng bị vỡ vì những diễn biến dồn dập trên chiến trường.

Ngay trước khi họ nhảy khỏi máy bay, họ nhận được thông báo rằng lực lượng đặc nhiệm đã phát hiện ra hai kho vũ khí hóa học cần phải được bảo vệ, và các chất độc hóa học này cần phải được đưa tới địa điểm an toàn. Kế hoạch đột ngột thay đổi, và công dân Mỹ trong vùng chiến sự sẽ phải chờ đợi.

Lính dù Mỹ chống IS: Những thử thách khó lường (Kỳ 4) - 4

Vũ khí hóa học luôn là nỗi ám ảnh với các binh sĩ Mỹ ở Iraq

Thế rồi sau đó một xe thiết giáp Humvee gắn tên lửa phòng không Stinger với 4 binh sĩ đột nhiên biến mất, nhiều khả năng họ đã rơi vào tay phiến quân. Tình huống này đòi hỏi đơn vị lính dù phải cử lực lượng tìm kiếm lính Mỹ mất tích.

Trong khi đó, Lữ đoàn 2 lại không thể sử dụng trực thăng vì đối phương đang có trong tay những tên lửa phòng không hiện đại. Tình huống này rất sát với thực tế chiến trường Iraq, nơi phiến quân IS gần đây đã bắn hạ 2 trực thăng của Iraq.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 34

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng (Theo WP, NYT) ([Tên nguồn])
Lính dù Mỹ tham chiến tiêu diệt IS Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN