Liên Khương là Cảng hàng không Quốc tế đầu tiên vùng Tây Nguyên

Sự kiện: Thời sự

Việc Cảng hàng không Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế sẽ là cú hích cực kỳ quan trọng, góp phần phát triển ngành du lịch vùng Tây Nguyên và Lâm Đồng.

Ngày 22-6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngày mai 23-6, cùng với Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức lễ công bố chuyển Cảng hàng không Liên Khương trở thành Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương.

Đây là 2 sự kiện được người dân tỉnh Lâm Đồng chờ đợi và sau rất nhiều nỗ lực từ chính quyền tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị liên quan.

Cảng Hàng không Quốc tế Liên Khương. Ảnh: VT

Cảng Hàng không Quốc tế Liên Khương. Ảnh: VT

Theo đó, sáng 23-6, tại TP Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cũng trong sáng 23-6, tại Nhà ga Cảng hàng không quốc tế Liên Khương ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức lễ công bố chuyển Cảng hàng không Liên Khương trở thành Cảng hàng không Quốc tế Liên Khương.

Theo ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Cảng hàng không Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế sẽ là cú hích để du khách quốc tế đến với Lâm Đồng và Tây Nguyên.

Liên Khương là Cảng Hàng không Quốc tế đầu tiên của vùng TâY Nguyên. Ảnh: VT

Liên Khương là Cảng Hàng không Quốc tế đầu tiên của vùng TâY Nguyên. Ảnh: VT

Ông Phạm S cho biết việc cảng hàng không Liên Khương trở thành cảng hàng không quốc tế, không chỉ là sự mong đợi của các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lâm Đồng mà còn sự mong đợi của các công ty lữ hành trong nước và quốc tế, đặc biệt du khách quốc tế yêu mến Đà Lạt.

Đây được xem như cú hích cực kỳ quan trọng góp phần phát triển ngành du lịch vùng Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng.

Cũng thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, cùng với 2 sự kiện nói trên, trong ngày 23-6, tại TP Đà Lạt cũng sẽ diễn ra Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang sẽ chủ trì hội nghị này.

Năm 1933, Sân bay Liên Khương được khởi công xây dựng và hoạt động dưới sự quản lý của Pháp, lấy tên là sân bay Liên Khàng.

Hơn 20 năm sau, sân bay này được người Mỹ tiếp quản, sửa chữa và nâng cấp sân bay lần đầu và đổi tên thành sân bay Liên Khương.

Những năm 1956 – 1960 người Mỹ đã tu sửa, nâng cấp cảng hàng không Liên Khương với cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, trong đó nhà ga được thiết kế theo kiến trúc Pháp, loại nhà 3 tầng, cấp I. Công suất 50.000 hành khách/năm, khoảng 120 hành khách/giờ cao điểm được nâng cấp xây dựng và khai thác vào ngày 24/2/1961 và từng là sân bay quốc tế lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó.

Những năm 1964 – 1972 toàn bộ hệ thống đường hạ cất cánh (HCC), sân đậu, đường giao thông được tiếp tục nâng cấp, phủ bê tông nhựa dày từ 8 – 10 cm. Cụ thể, đường HCC dài 1.480 m, rộng 37 m, sân đỗ máy bay 23.100 m2, sân đỗ ô tô 2.106 m2, đường ô tô 2.100 m.

Từ sau 30-4-1975 đến năm 1980, cảng hàng không Liên Khương được Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản và điều hành. Chủ yếu phục vụ cán bộ lãnh đạo đi công tác và vận chuyển dân đi vùng kinh tế mới Lâm Đồng.

Từ năm 1981-1985 cảng hàng không Liên Khương triển khai hoạt động phục vụ vận chuyển hành khách, đường bay TP Hồ Chí Minh – Liên Khương với tần suất 1 chuyến/tuần bằng máy bay AK.40. Tuy nhiên, sau đó đường bay tạm ngưng hoạt động do lượng khách ít.

Từ năm 1992, cảng hàng không Liên Khương triển khai họat động phục vụ vận chuyển hành khách trở lại, ngoài đường bay TP Hồ Chí Minh – Liên Khương, thời kỳ này còn mở thêm Liên Khương - Huế và ngược lại, loại máy bay sử dụng là AK.40 và sau này được thay thế bằng ATR.72.

Ngày 2-9-2003 khởi công dự án "Cải tạo mở rộng, nâng cấp đường HCC, đường lăn, sân đỗ máy bay - cảng hàng không Liên Khương" do Cụm cảng hàng không miền Nam làm chủ đầu tư, quy mô sau khi hoàn thành đảm bảo khai thác được các loại máy bay dân dụng tầm trung như A320, A321 và tương đương, cảng hàng không đạt tiêu chuẩn cấp 4C và sân bay quân sự cấp 2.

Ngày 26-12-2019, việc sửa chữa nâng cấp được hoàn thành, có thể đón các loại máy bay dân dụng tầm trung như Boeing 767 hay Airbus A320, A321… Cảng hàng không Liên Khương đã có thể tiếp nhận các chuyến bay với khả năng phục vụ 1,5 - 2 triệu lượt khách/năm.

Từ tháng 4/2019, cảng hàng không Liên Khương đã có thêm 2 ống lồng và được mở rộng thêm 5 vị trí đỗ máy bay mới.

Nguồn: [Link nguồn]

Những ngày qua, tại khu vực sân bay Nội Bài (TP Hà Nội), tầm nhìn ngang có thời điểm đã giảm sâu xuống dưới 300 mét, trường hợp này chỉ xuất hiện 3 lần trong vòng 10 năm trở lại đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VÕ TÙNG ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN