Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành

Trống chiêng rộn rã, đoàn người kéo dài cả cây số rước các cụ cao niên trong làng  được chọn, phong làm vua, chúa vào đền làm lễ. Đó là khung cảnh lễ rước “độc nhất vô nhị” diễn ra ở làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội


Tích xưa kể rằng sau nhiều lần xây thành Cổ Loa không xong, cứ ngày xây đêm lại đổ, vua Thục Phán An Dương Vương được thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp diệt trừ yêu tinh, từ đó thành xây lên mới vững chãi.

Để tạc ghi công đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hàng năm cứ vào mùa xuân nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền. Về sau, việc đi lại khó khăn, tốn kém tiền bạc của nhân dân nên nhà vua ban chiếu cho làng Thụỵ Lôi thực hành nghi lễ này. Từ đó xuất hiện lễ hội “Rước vua giả”, còn gọi là lễ rước vua sống của nhân dân làng Thụỵ Lôi.

Vào ngày 11 tháng Giêng hằng năm, dân làng lại tổ chức lễ khênh kiệu từ đền Sái về đình làng để tưởng nhớ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 1

Sáng nay 1/3  lễ hội “Rước vua giả” được tổ chức long trọng tại làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội

 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 2

  Đầu tiên là lễ rước kiệu “chúa” vào đình làng với trống chiêng nổi lên rộn rã, theo nghi lễ truyền thống
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 3

  Tiếp theo là vua giả ngồi trên kiệu được trai tráng trong làng rước ra đình.
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 4

Nhà vua gương mặt uy nghiêm, mình khoác long bào, đầu đội mũ ngự ngồi trên ngai vàng

 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 5
Ngoài người được chọn làm vua còn có chúa và bốn vị quan đầu triều cùng tham gia lễ rước.
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 6

  Theo tục xưa, khênh chiêng bắt buộc là những cô gái chưa chồng, giờ lễ hội vẫn giữ nguyên tục lệ này
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 7

Phía trong sân đình, các bậc cao niên trong làng với áo the, khăn xếp ngồi đợi vua, chúa đến
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 8

  Vua, chúa cùng 4 "quan tứ trụ triều đình", quan Thị vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ (trên 60 tuổi) làm lễ tại đình làng trước khi được các trai tráng trong làng rước ra đền thượng

 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 9

Theo các cụ cao niên trong làng, những người được phong “vua” phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về đức độ, sức khỏe, tuổi tác (trên 70 tuổi).
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 10

  Sau khi làm lễ tại đình làng xong,  vua, chúa cùng 4 vị quan bắt đầu lên kiệu, võng ra đền Sái.
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 11

  Người đóng vai chúa (hay còn gọi là Thanh Trang – Thần Kim Quy) là cụ Cụ Lê Hữu Út,  69 tuổi,  khu 6 Thụy Lôi. Chúa được vẽ mặt đỏ để phân biệt với vua
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 12

  Trong khi rước, thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu “chúa” lại hô vang rồi chạy để dẹp đường cho “vua”.
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 13

Còn cụ Ngô Vĩnh Ấp, 73 tuổi Khu 5 thôn Thụy Lội được phong làm Vua Thục – An Dương Vương. Ông cho biết “Rất vinh dự, tự hào cho cả dòng họ và gia đình khi được chọn làm Vua”

Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 14

  Khoảng cách từ đình làng ra đền Sái khoảng hơn 1 cây số, phong cảnh làng quê rất đẹp trong những ngày đầu năm.

 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 15

  Kiệu của các thanh niên trong làng không được quay như kiệu của chúa

Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 16

 
Cuối đường, chúa được rước vào đền Sái nằm trên một gò đất cao. Vua cùng 4 vị quan đi thẳng vào đền Thượng  để làm ghi lễ

Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 17

Trước khi rước chúa vào là màn quay kiệu hừng hực khí thế
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 18

Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 19

Chuẩn bị cho nghi lễ chính thức, "Vua" phải làm lễ tế tại đền Thượng trong 90 phút cùng với các vị quan.
 
Lễ rước vua sống độc nhất Hà thành - 20

  Sau khi “vua”, “chúa” cùng bá quan yên vị, yến tiệc bắt đầu; tan tiệc trống chiêng nổi lên rộn rã, theo nghi lễ truyền thống, “chúa” lên kiệu vào yết “vua”, sau đó “vua” lên kiệu và cuộc rước bắt đầu: “vua” lên bái vọng đức Huyền Thiên ở đền Sái và thực hiện nhiều nghi lễ khác ở đình, chùa. Khoảng 13h chiều, nghi lễ rước Vua giả và Chúa giả chính thức bắt đầu từ đền Sái về đình làng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN