Lễ hội ông Công ông Táo lớn nhất Việt Nam
Sáng 3/2/2013, Lễ hội rước ông Công, ông Táo lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Sáng ngày 3/2/2013 (ngày 23 tháng chạp), Lễ hội rước ông Công, ông Táo lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Lễ rước dâng hương qua các địa điểm văn hóa của thủ đô Hà Nội như Tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm triển lãm Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam,... và điểm dừng chân cuối cùng là làng gốm Bát Tràng với nghi lễ hóa cá chép.
Lễ hội làng nghề Bát Tràng là hoạt động kỉ niệm 83 năm thàng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và 54 năm ngày bác Hồ về thăm làng nghề Bát Tràng. Hoạt động này cũng nằm trong khuôn khổ hoạt động "Hội hoa chợ Tết" tôn vinh làng nghề và hàng nông sản chất lượng cao do UBND TP Hà Nội tổ chức.
"Bếp là công cụ lao động quan trọng của người dân Bát Tràng. Theo quan niệm của người dân nơi đây, ngày nào bếp còn đỏ lửa thì những sản phẩm của Bát tràng còn được ghi danh tại thị trường trong nước và quốc tế”, anh Trần Hải Hòa – Chủ tịch CLB Đồng Tiến, xóm 2, Bát Tràng cho biết.
Một số hình ảnh tại lễ hội:
Đúng 8h00, đoàn rước xuất phát từ làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) vào nội thành.
"Ông đầu rau" với hình dáng chiếc bếp cổ xưa nhất của người Việt dài 1,2 m, cao 30 cm, nặng 150 kg được làm từ đất sét và trấu do Hội nghệ nhân Thợ giỏi Bát Tràng chế tác...
Cá chép dài 3,5m do Hội nghệ nhân dân gian Hà Nội thực hiện.
Đoàn rước đi qua một số tuyến phố trung tâm Hà Nội.
Điểm đến đầu tiên là tượng đài Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Dâng hương, lễ vật tại đền Ngọc Sơn (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Dâng lễ vật tại Trung tâm triển lãm Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam (số 2, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Ông Lê Văn Lợi - Trưởng làng Bát Tràng làm lễ tại đình làng Bát Tràng, cầu mong một năm mới nhiều thuận lợi.
Cá chép được lấy từ ao cá Bác Hồ thả xuống sông Hồng với hy vọng chép hóa rồng và gặp nhiều may mắn.
Nghi lễ hóa cá chép tiễn Táo quân về trời.