Lạnh người với hiện trường vụ sập cầu treo ở Nghệ An

Sự kiện: Tin nóng

Cầu treo Kẻ Nính phục vụ hơn 3.000 nhân khẩu xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An bất ngờ đổ sập. Tại hiện trường, toàn bộ dây văng, khung thép và các tấm bêtông rơi xuống bãi bồi, một phần khấu kiện rơi xuống sông.

Trưa 6/3, cầu treo Kẻ Nính bắc qua sông Hiếu, nối 2 bản Kẻ Nính và Đình Tiến của xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An bất ngờ đổ sập. May mắn, vụ việc không gây thiệt hại về người.

Trưa 6/3, cầu treo Kẻ Nính bắc qua sông Hiếu, nối 2 bản Kẻ Nính và Đình Tiến của xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An bất ngờ đổ sập. May mắn, vụ việc không gây thiệt hại về người.

Tại hiện trường, dây cáp đứt, toàn bộ dây văng, khung thép và các tấm bêtông rơi xuống bãi bồi, một phần khấu kiện rơi xuống sông Hiếu. Mố ở hai đầu cầu nứt nẻ, nhiều trụ bêtông bị dây cáp kéo đổ nghiêng sát mép sông.

Tại hiện trường, dây cáp đứt, toàn bộ dây văng, khung thép và các tấm bêtông rơi xuống bãi bồi, một phần khấu kiện rơi xuống sông Hiếu. Mố ở hai đầu cầu nứt nẻ, nhiều trụ bêtông bị dây cáp kéo đổ nghiêng sát mép sông.

Theo lãnh đạo địa phương, cầu treo Kẻ Nính được xây dựng khá lâu, trải qua nhiều trận lũ lụt nên hư hỏng nhiều. Đặc biệt, trận lụt lịch sử năm 2023 càng làm cầu xuống cấp nghiêm trọng. Huyện đã thống kê thiệt hại, báo cáo tỉnh Nghệ An để có phương án khắc phục. Huyện Quỳ Châu cũng thuê đơn vị tư vấn của trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội về thẩm định tình trạng hư hỏng của cầu. Trong thời gian đang chờ được khắc phục, sửa chữa thì cầu treo này bị sập.

Theo lãnh đạo địa phương, cầu treo Kẻ Nính được xây dựng khá lâu, trải qua nhiều trận lũ lụt nên hư hỏng nhiều. Đặc biệt, trận lụt lịch sử năm 2023 càng làm cầu xuống cấp nghiêm trọng. Huyện đã thống kê thiệt hại, báo cáo tỉnh Nghệ An để có phương án khắc phục. Huyện Quỳ Châu cũng thuê đơn vị tư vấn của trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội về thẩm định tình trạng hư hỏng của cầu. Trong thời gian đang chờ được khắc phục, sửa chữa thì cầu treo này bị sập.

Bước đầu nhận định, nguyên nhân cầu treo Kẻ Nính sập do lún phần đất dưới thanh neo phía phải mố M2, tạo ra dịch chuyển thanh neo, kéo theo trụ cáp, gây đổ trụ, làm sập toàn bộ cầu.

Bước đầu nhận định, nguyên nhân cầu treo Kẻ Nính sập do lún phần đất dưới thanh neo phía phải mố M2, tạo ra dịch chuyển thanh neo, kéo theo trụ cáp, gây đổ trụ, làm sập toàn bộ cầu.

Theo quan sát, nhiều hạng mục của cầu đã bị xuống cấp sau nhiều năm.

Theo quan sát, nhiều hạng mục của cầu đã bị xuống cấp sau nhiều năm.

Lạnh người với hiện trường vụ sập cầu treo ở Nghệ An - 6

Phần mố cầu bị hư hỏng, nhiều trụ bêtông bị dây cáp kéo đổ nghiêng sát mép sông.

Phần mố cầu bị hư hỏng, nhiều trụ bêtông bị dây cáp kéo đổ nghiêng sát mép sông.

Cầu treo Kẻ Nính khởi công năm 2011, kinh phí 24 tỷ đồng trích từ ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác, do UBND huyện Quỳ Châu làm chủ đầu tư. Công trình dài 168 m, gồm một nhịp treo dây võng dài 132 m và 2 nhịp dẫn dài 36 m. Mặt cầu rộng 2,4 m, tải trọng 2,5 tấn, thiết kế dây võng bán vĩnh cửu bằng thép, đường nối hai đầu rộng 5 m.

Cầu treo Kẻ Nính khởi công năm 2011, kinh phí 24 tỷ đồng trích từ ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác, do UBND huyện Quỳ Châu làm chủ đầu tư. Công trình dài 168 m, gồm một nhịp treo dây võng dài 132 m và 2 nhịp dẫn dài 36 m. Mặt cầu rộng 2,4 m, tải trọng 2,5 tấn, thiết kế dây võng bán vĩnh cửu bằng thép, đường nối hai đầu rộng 5 m.

Lạnh người với hiện trường vụ sập cầu treo ở Nghệ An - 9

Thời điểm lập dự án, cầu treo Kẻ Nính được kỳ vọng giúp việc đi lại của hơn 3.000 người ở 4 bản của xã Châu Hạnh gồm Kẻ Nính, Pà Cọ, Tà Cộ, Định Tiến được thuận lợi hơn. Bởi trước đó, người dân phải đi đò qua sông Hiếu để lên thị trấn Tân Lạc - trung tâm huyện Quỳ Châu. Ngoài ra, công trình còn góp phần thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Thời điểm lập dự án, cầu treo Kẻ Nính được kỳ vọng giúp việc đi lại của hơn 3.000 người ở 4 bản của xã Châu Hạnh gồm Kẻ Nính, Pà Cọ, Tà Cộ, Định Tiến được thuận lợi hơn. Bởi trước đó, người dân phải đi đò qua sông Hiếu để lên thị trấn Tân Lạc - trung tâm huyện Quỳ Châu. Ngoài ra, công trình còn góp phần thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cầu Kẻ Nính được hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2014. Tuy nhiên, sau các trận lụt lớn, đặc biệt là sau trận lũ lịch sử năm 2023, cầu bị hư hỏng nặng, mái taluy sạt lở, hộp bảo vệ thanh neo bị đứt gãy, đường dẫn vào hai đầu cầu sụt lún nguy cơ sạt xuống sông... Trước sự xuống cấp nghiêm trọng và nguy cơ mất an toàn của cầu treo Kẻ Nính, chính quyền Quỳ Châu đã đặt biển cảnh báo cấm người và phương tiện qua lại chờ được khắc phục, sửa chữa thì cầu treo này bị sập.

Cầu Kẻ Nính được hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2014. Tuy nhiên, sau các trận lụt lớn, đặc biệt là sau trận lũ lịch sử năm 2023, cầu bị hư hỏng nặng, mái taluy sạt lở, hộp bảo vệ thanh neo bị đứt gãy, đường dẫn vào hai đầu cầu sụt lún nguy cơ sạt xuống sông... Trước sự xuống cấp nghiêm trọng và nguy cơ mất an toàn của cầu treo Kẻ Nính, chính quyền Quỳ Châu đã đặt biển cảnh báo cấm người và phương tiện qua lại chờ được khắc phục, sửa chữa thì cầu treo này bị sập.

Cầu treo Kẻ Nính dài hàng trăm mét, bắc qua sông Hiếu bất ngờ đổ sập hoàn toàn

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN