Làng nghề lư đồng An Hội 'đỏ lửa' những ngày cận Tết

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Trải qua 200 năm thăng trầm làng nghề làm lư đồng An Hội vẫn giữ được nét đặc trưng, sự tinh tế, thẩm mỹ qua từng đường chạm khắc trên lư.

Video: Làng nghề lư đồng An Hội 'đỏ lửa' những ngày cận Tết

Cận Tết, làng nghề đúc lư đồng An Hội (quận Gò Vấp, TP.HCM) bước vào cao điểm sản xuất trong năm. Tuy nhiên, năm nay số lượng đơn hàng Tết và giá cả giảm nhiều so với những năm trước.

Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những ngày này tại các cơ sở đúc đồng An Hội (quận Gò Vấp, TP.HCM) rộn ràng, tất bật sản xuất phục vụ Tết.

Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những ngày này tại các cơ sở đúc đồng An Hội (quận Gò Vấp, TP.HCM) rộn ràng, tất bật sản xuất phục vụ Tết.

Điểm đặc biệt của lư đồng An Hội là khuôn được làm thủ công bằng đất sét tốt, không lẫn cát. Sau đó đem cán nhuyễn, sàng lọc thành bột trộn với tro trấu.

Điểm đặc biệt của lư đồng An Hội là khuôn được làm thủ công bằng đất sét tốt, không lẫn cát. Sau đó đem cán nhuyễn, sàng lọc thành bột trộn với tro trấu.

Tiếp theo người thợ sẽ dùng sáp ong trộn với sáp đèn cầy để đúc khuôn sáp. Đây cũng là công đoạn quyết định độ đẹp xấu của lư đồng do đó đòi hỏi tính tỉ mỉ, khéo léo của người thợ.

Tiếp theo người thợ sẽ dùng sáp ong trộn với sáp đèn cầy để đúc khuôn sáp. Đây cũng là công đoạn quyết định độ đẹp xấu của lư đồng do đó đòi hỏi tính tỉ mỉ, khéo léo của người thợ.

Làng nghề lư đồng An Hội 'đỏ lửa' những ngày cận Tết - 4

Tiếp đến, người thợ sẽ bao bọc 2 lớp đất sét bên ngoài và bên trong khuôn sáp và mang đi phơi khô từ 7 - 10 ngày.

Tiếp đến, người thợ sẽ bao bọc 2 lớp đất sét bên ngoài và bên trong khuôn sáp và mang đi phơi khô từ 7 - 10 ngày.

Sau khi khuôn đã khô, người thợ sẽ đổ đồng nóng chảy vào khuôn. Khâu này đòi hỏi những người thợ có kỹ năng, tay nghề cao để có thể canh thời gian, đồng thời phải phối hợp ăn ý giữa các thợ với nhau.

Sau khi khuôn đã khô, người thợ sẽ đổ đồng nóng chảy vào khuôn. Khâu này đòi hỏi những người thợ có kỹ năng, tay nghề cao để có thể canh thời gian, đồng thời phải phối hợp ăn ý giữa các thợ với nhau.

Sau khi đập bỏ khuôn đất sẽ chuyển sang khâu làm nguội, các công đoạn gia công như mài giũa, chạm khắc hoa văn, đánh bóng và bán ra thị trường.

Sau khi đập bỏ khuôn đất sẽ chuyển sang khâu làm nguội, các công đoạn gia công như mài giũa, chạm khắc hoa văn, đánh bóng và bán ra thị trường.

Làng nghề lư đồng An Hội 'đỏ lửa' những ngày cận Tết - 8

Làng nghề lư đồng An Hội 'đỏ lửa' những ngày cận Tết - 9

Người thợ sẽ chạm khắc hoa văn và đánh bóng cho lư đồng. Do quá trình làm lư đồng bằng thủ công nên cần 20 ngày để cho ra một chiếc lư đồng thành phẩm.

Người thợ sẽ chạm khắc hoa văn và đánh bóng cho lư đồng. Do quá trình làm lư đồng bằng thủ công nên cần 20 ngày để cho ra một chiếc lư đồng thành phẩm.

Ông Trần Quốc Kiển, chủ cơ sở lư đồng Quốc Kiển cho biết, lư đồng An Hội với đặc điểm làm thủ công nên được nhiều người chọn trang trí mỗi dịp Tết đến. Tuy nhiên so với năm ngoái, năm nay tình hình ảm đạm hơn, đơn mới chỉ lác đác trong khi hàng tồn kho còn nhiều. Giá cả năm nay giảm 20%, số lượng thợ ở xưởng ông cũng giảm còn 13 người trong khi năm ngoái cần đến 30 thợ mới đủ phục vụ đơn hàng Tết.

Ông Trần Quốc Kiển, chủ cơ sở lư đồng Quốc Kiển cho biết, lư đồng An Hội với đặc điểm làm thủ công nên được nhiều người chọn trang trí mỗi dịp Tết đến. Tuy nhiên so với năm ngoái, năm nay tình hình ảm đạm hơn, đơn mới chỉ lác đác trong khi hàng tồn kho còn nhiều. Giá cả năm nay giảm 20%, số lượng thợ ở xưởng ông cũng giảm còn 13 người trong khi năm ngoái cần đến 30 thợ mới đủ phục vụ đơn hàng Tết.

Sau gần 200 năm, làng đúc đồng An Hội đã giảm từ 24 cở sở xuống còn 4 cơ sở đang hoạt động. Dù trải qua nhiều thăng trầm và sự cạnh tranh của lư đồng công nghiệp sản xuất đại trà bằng máy, song nghề làm lư đồng An Hội vẫn giữ được nét đặc trưng, sự tinh tế, thẩm mỹ qua từng đường chạm khắc trên lư.

Sau gần 200 năm, làng đúc đồng An Hội đã giảm từ 24 cở sở xuống còn 4 cơ sở đang hoạt động. Dù trải qua nhiều thăng trầm và sự cạnh tranh của lư đồng công nghiệp sản xuất đại trà bằng máy, song nghề làm lư đồng An Hội vẫn giữ được nét đặc trưng, sự tinh tế, thẩm mỹ qua từng đường chạm khắc trên lư.

Dịp Tết, ngoài lư đồng truyền thống, các cơ sở ở đây còn sản xuất nhiều sản phẩm khác để phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân.

Dịp Tết, ngoài lư đồng truyền thống, các cơ sở ở đây còn sản xuất nhiều sản phẩm khác để phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Ký ức về làng lư đồng nức tiếng một thời ở Sài Gòn

Sau đại dịch COVID-19, sức mua giảm, nhân công thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao 30-40%... làng lư đồng truyền thống An Hội (quận Gò Vấp, TPHCM) vốn ít ỏi số hộ duy trì, nay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VÕ THƠ ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN