Làng nghề làm hương đen trăm tuổi hối hả vào vụ Tết
Làng nghề làm hương đen truyền thống ở xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đang hối hả vào vụ Tết. Bán hương vào dịp Tết, người dân làng nghề có thể thu tiền triệu mỗi ngày.
Từ xa xưa, làng Chóa thuộc xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) được nhiều người biết đến nhờ có nghề thủ công nổi tiếng là làm hương đen. Theo nhiều người làm hương ở trong làng, nghề làm hương đen có từ hàng trăm năm.
Người dân nơi đây không chỉ coi nghề làm hương là nghiệp làm ăn, mà đó còn là tình yêu và nét đẹp của một làng nghề văn hóa lâu đời. Nguyên liệu làm hương đen của người dân làng Chóa từ nhựa trám, than hoa, cây nứa, cật tre và nước giếng.
Nhựa trám trộn với bột than hoa sau đó se với cốt hương bằng tre nứa, giúp hương khi thắp lên có mùi thơm đậm đà hơn.
Se hương là công đoạn đòi hỏi người thợ phải kiên trì và tỉ mỉ
Nhiều gia đình làm hương đen ở làng Chóa vẫn se hương bằng tay
Một người có thể se được 500 que hương, người làm được nhiều lên đến 2.000 que/ngày. hương/ngày
Ngày trước, người làm hương đen ở làng Chóa chỉ làm bán vào dịp Tết. Mấy năm gần đây, do nhu cầu lớn nên người làng làm hương quanh năm. Từ tháng 10 đến tháng 12, người làm hương đen làng Chóa vào vụ Tết.
Hiện trong làng có khoảng 100 gia đình làm hương đen bán phục vụ Tết
Vào vụ Tết, người làm hương làng Chóa có thể thu về tiền triệu mỗi ngày. Hương đen làng Chóa có thể để vài năm vẫn giữ được mùi thơm. Tùy từng loại hương mà có giá khác nhau, từ 20.000 đồng - 400.000 đồng/100 que hương.
Dịp này, nhiều bạn trẻ hào hứng đến tham quan và thử nghiệm làm hương ở làng Chóa
Một bạn trẻ vui vẻ khi làm được que hương với sự hướng dẫn của người dân làng Chóa
Nguồn: [Link nguồn]
Để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022, các hộ làm nhang ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP.HCM) đang tất bật...