Làng chài chìm trong biển nợ

Sự kiện: Tin nóng

“Chắc xuống đất mới hết nợ nổi, cả làng nợ, mỗi người vài tỷ tới chục tỷ” - một người dân Nghĩa An (TP Quảng Ngãi) nói và cho biết, nhiều ngư dân đã rời bỏ nhà cửa. Làng chài tỷ phú nổi tiếng đang chìm trong nợ, ước tính có khoảng 400 gia đình sẽ mất nhà vì thế chấp ngân hàng và vay nóng.

Ngư dân khóa cửa tàu, bỏ vào Nam làm thuê

Ngư dân khóa cửa tàu, bỏ vào Nam làm thuê

Dọc theo đường xóm ở xã Nghĩa An, có nhiều ngôi nhà đóng cửa im ỉm đã vài tháng nay. Ông Hạnh, một người dân địa phương cho biết, những gia đình này đã bỏ vào Nam, tàu neo bỏ chìm ở các cửa biển Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Trị, Quảng Bình. 

Cửa biển Cửa Đại Cổ Lũy có đội tàu lưới giã cào hơn 1.000 chiếc, một số tàu lưới chuồn, câu bủa. Bà Võ Thị Lệ Thu, Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết, 80% tàu cá làm nghề lưới giã cào gặp khó khăn.

Cửa Đại Cổ Lũy 3 năm về trước, cứ vài ngày là nhận được thông tin về tiền, tiền về dồn dập. Ví dụ tàu cá của ngư dân Trần Thanh Vương đi biển 5 chuyến, thu về 5 tỷ đồng. Cửa Đại Cổ Lũy trở thành làng chài nổi tiếng khắp nước, vì thu nhập của mỗi thuyền trưởng mỗi năm 1-2 tỷ đồng. Có chủ tàu mỗi năm thu về cả chục tỷ đồng. 

Câu chuyện đi 5 phiên kiếm 5 tỷ từ tàu giã cào cao tốc đã cuốn nhiều người vào cuộc đua mới - bán tàu giã cào có chiều dài 19-21m trị giá 6 tỷ đồng để đóng tàu dài 25-26m với giá 10 - 12 tỷ đồng.

Nhiều ngư dân đi vay nóng tiền lãi suất 10% để đóng một chiếc tàu, sau đó thế chấp con tàu này cho ngân hàng để vay đóng tiếp một tàu nữa cho đủ cặp tàu kéo lưới giã cào. Các ngân hàng đều cho ngư dân vay vốn với gói tín dụng khá thoáng. Giữa lúc say sưa thắng lợi đó, không ai đoán được rằng, thời hoàng kim diễn ra rất ngắn. Bước sang nửa năm 2017, đoàn tàu giã cào bắt đầu “đi có, về không”.

Khi đánh bắt không đạt thì ngư dân mới sững người nhớ lại cảnh họ đã tặc lưỡi bỏ chiếc máy Nhật Bản, ấn chiếc máy thủy Trung Quốc xuống để đi biển theo phương châm “xài 3 năm rồi bỏ”. Ông Lê Hoài Phong, chủ 2 chiếc tàu cho biết, máy mới của Trung Quốc giá ngang hoặc rẻ hơn máy cũ của Nhật Bản, sức kéo mạnh nên người dân thích.

Nhưng sau đó mới thấy là xài máy Trung Quốc thì phí tiền dầu luôn gấp đôi máy Nhật Bản đã qua sử dụng; tiêu hao dầu nhờn thì khủng khiếp. Theo ông Phong, có chiếc máy Trung Quốc hao nhớt thậm chí gấp 15 lần máy Nhật Bản, mà chi phí mỗi thùng nhớt là 12 triệu đồng.

Tàu Cảnh sát biển đang vượt sóng ra Hoàng Sa cứu 6 ngư dân gặp nạn

Sau 14 ngày trụ bám trên tàu chờ cứu ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, 6 ngư dân đi trên tàu QNg-90499TS của bà Trương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Văn Chương ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN