Ký ức về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hầm vũ khí bí mật
Gia đình ông Trần Vũ Bình - con trai chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai nghẹn ngào khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Trong tâm tưởng, các thành viên gia đình ông Bình vẫn nhớ như in những hình ảnh Tổng Bí thư đến tham quan Khu di tích lịch sử hầm chứa vũ khí bí mật phục vụ cuộc tấn công vào Dinh Độc Lập nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TPHCM) vào năm 2018.
Ông Trần Vũ Bình kể: Sáng 31/1/2018, sau khi dự Lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, gia đình rất vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm.
Nghe tin Tổng Bí thư từ trần, ông Bình bần thần đi tìm băng đen treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân.
Ông Bình tưởng nhớ, bày tỏ sự tôn kính, niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Để tưởng nhớ Tổng Bí thư, các địa điểm di tích lịch sử của Biệt động Sài Gòn như Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định; Hầm chứa vũ khí bí mật đánh trận Dinh Độc Lập; Quán cà phê - cơm tấm Đỗ Phủ... đã treo cờ rủ trước cổng.
Ông Trần Vũ Bình hồi tưởng: “Bác hiểu rất sâu, nắm rất rõ về lực lượng Biệt động Sài Gòn. Tôi chưa kịp giới thiệu, bác đã hỏi. Bác cũng biết về những cống hiến của gia đình tôi. Bác nói, đây là cơ sở tiêu biểu. Điều đó khiến tôi rất xúc động...”.
"Tại cuộc gặp gỡ này, Tổng Bí thư đã ghi nhận sự gian khổ của gia đình chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Trần Văn Lai khi xây dựng, giữ gìn hầm vũ khí. Bác cũng cặn kẽ thăm hỏi các nhân chứng lịch sử về quá trình đào hầm, cất giấu vũ khí để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công. Điều đặc biệt là, chưa cần giới thiệu nhưng bác đã biết khá nhiều thông tin về gia đình ông Năm Lai và về căn hầm này. Bác nói, tinh thần Biệt động Sài Gòn là bất diệt", ông Bình nhớ lại.
Bút tích của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuốn sổ lưu niệm tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn.
Khi đến thăm căn hầm bí mật trong gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Lai, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp cháu nội của ông Năm Lai là em Trần Trọng Nhân (8 tuổi). Em Nhân nhớ lại: “Lúc đó em còn nhỏ, chưa biết ông là ai. Khi em đứng kế bên, ông khoác vai em và hỏi: "Cháu học lớp mấy, cháu có ở cùng với bà không?". Lúc đó, em cảm nhận ông rất gần gũi, giản dị. Giờ nghe tin ông mất, em rất buồn. Em hứa sẽ cố gắng học tốt và kế thừa truyền thống của gia đình".
Trong những ngày trước Quốc tang, bà con ở hẻm căn cứ đều nhắc lại kỷ niệm được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 6 năm trước. "Hôm đó, khi thấy bác xuống xe, người dân đồng loạt vỗ tay chào mừng bác", ông Bình kể lại.
Bàn làm việc của Tổng Bí thư với rất nhiều tài liệu được kê ngay cạnh giường bệnh. Một trong những cuốn sách cuối cùng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành thời gian nghiên cứu là "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam".
Nguồn: [Link nguồn]