Kỳ thú ảnh Mặt trăng “ăn” Mặt trời trưa 26/12 tại Việt Nam

Sự kiện: Tin nóng

Mặt trăng “ăn” Mặt trời là một cách ví von khi Mặt trăng che khuất một phần ánh sáng Mặt trời rọi đến Trái đất.

Clip nhật thực một phần tại Việt Nam và nhật thực hình khuyên tại Singapore

Bắt đầu từ khoảng 10h40 hôm nay (ngày 26/12), hiện tượng nhật thực đã xảy ra trên bầu trời Việt Nam. Theo đó, ở thời điểm này, Mặt trăng bắt đầu di chuyển vào giữa Mặt trời và Trái đất, che khuất một phần ánh sáng Mặt trời tạo nên khung cảnh tối hơn so với thường ngày.

Ghi nhận tại TP.HCM, hiện tượng này kéo dài nhiều giờ đồng hồ và đạt cực đại lúc 12h31 với độ che khuất của Mặt trăng so với Mặt trời khoảng 70% (theo tính toán của timeanddate.com), sau đó trở lại bình thường lúc 14h cùng ngày. Tuy nhiên, do bầu trời TP.HCM vào trưa 26/12 nhiều mây đen nên việc quan sát nhật thực khá khó khăn.

Hình ảnh nhật thực một phần chụp từ quận 10 (TP.HCM) lúc 12h trưa 26/12.

Hình ảnh nhật thực một phần chụp từ quận 10 (TP.HCM) lúc 12h trưa 26/12.

Nhật thực tại TP.HCM đạt cực đại lúc 12h31 với độ che khuất khoảng 70%

Nhật thực tại TP.HCM đạt cực đại lúc 12h31 với độ che khuất khoảng 70%

Ảnh nhật thực chụp từ quận 1 (TP.HCM)

Ảnh nhật thực chụp từ quận 1 (TP.HCM)

Anh Đặng Tuấn Duy - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết, câu lạc bộ đã tổ chức quan sát nhật thực ở nhiều nơi. Trong đó có một nhóm quan sát tại bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) và một nhóm sang Singapore quan sát.

“Nhật thực lần này là nhật thực hình khuyên nhưng tại Việt Nam chỉ có thể quan sát được nhật thực một phần. Để quan sát rõ hình khuyên phải đứng ở Ả Rập Xê Út, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Singapore, Quần đảo Bắc Mariana hoặc Guam”, anh Duy thông tin.

Kỳ thú ảnh Mặt trăng “ăn” Mặt trời trưa 26/12 tại Việt Nam - 4

Tại thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), hiện tượng nhật thực một phần xảy ra với độ che khuất cũng khá lớn

Tại thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), hiện tượng nhật thực một phần xảy ra với độ che khuất cũng khá lớn

Anh Duy giải thích thêm: Nhật thực hình khuyên là khi toàn bộ Mặt trăng đi vào khu vực đĩa sáng của Mặt trời, nhưng do sai lệch về kích thước so với nhau và khoảng cách so với Trái đất nên nó không thể che hết toàn bộ Mặt trời, để lộ ra vành sáng như chiếc khuyên. Trong khi đó, nhật thực một phần là Mặt trăng chỉ che Mặt trời theo một tỉ lệ nhất định tùy vị trí quan sát. Ngoài ra còn có nhật thực toàn phần khi Mặt trăng che khuất toàn bộ Mặt trời.

Tại Singapore, nhóm những người yêu thiên văn thuộc HAAC đã quan sát nhật thực từ một vị trí tập trung gần công viên Garden by the Bay. Từ Singapore, anh Nguyễn Anh Tuấn (một thành viên của HAAC) đã chia sẻ với phóng viên những hình ảnh và clip do anh trực tiếp quay, chụp tại đây.

Nhật thực hình khuyên khi quan sát tại Singapore

Nhật thực hình khuyên khi quan sát tại Singapore

Những người yêu thiên văn tại Singapore quan sát nhật thực hình khuyên

Những người yêu thiên văn tại Singapore quan sát nhật thực hình khuyên

Nguồn: [Link nguồn]

Trưa 26/12, bầu trời có hiện tượng lạ: Khi nào mới xuất hiện trở lại?

Ngày 26/12 tới đây, Mặt trăng che khuất một phần Mặt trời khiến nhiều nơi trên Trái đất tối sầm lại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN