"Kỳ nhân" vẽ truyền thần: Khách nhận tranh ngồi khóc hàng giờ vì... quá giống

Có những người đến nhận tranh, sau khi mở lớp giấy báo, họ bần thần ngồi ôm tranh khóc rấm rứt hồi lâu, như gặp lại người thân của mình sau nhiều năm xa cách.

Video: Tranh truyền thần – mảnh ghép “vấn vương” của văn hóa Hà thành

Tiền công vẽ truyền thần gấp 5 lần lương kỹ sư

Người Hà Nội vẫn còn nhắc đến những con phố từng có nhiều họa sĩ vẽ tranh truyền thần năm xưa như Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Giấy, Cửa Nam…

Cửa hàng tranh Bảo Nguyên trên phố Hàng Ngang là một trong những cơ sở hiếm hoi còn lại. Ông Nguyên – người họa sĩ có gần 60 năm cầm cọ vẽ, được cho là anh cả của Hợp tác mỹ thuật Thăng Long xưa.

"Kỳ nhân" vẽ truyền thần: Khách nhận tranh ngồi khóc hàng giờ vì... quá giống - 1

Nghệ nhân Nguyễn Bảo Nguyên –  “Công vẽ gấp nhiều lần lương kỹ sư”

Vốn là sinh viên chuyên ngành Vật lý nguyên tử của trường Tổng Hợp, kỳ thi tốt nghiệp năm ấy ông ốm “thập tử nhất sinh” đành phải bỏ lỡ. Vì gia đình có tới 10 anh em nên ông cũng không có ý định thi tiếp. Vốn có lửa mỹ thuật trong người, thêm chút hoa tay sẵn có, ông quyết theo học vẽ.

Vẽ truyền thần không giống như vẽ những loại tranh khác, truyền thần không cho phép sáng tạo, không được phép phóng túng theo cảm hứng. Đây là loại hình nghệ thuật trong khuôn khổ. Hình ảnh có sẵn, vẽ càng giống, càng thật càng thành công.

Nguyên liệu vẽ cũng rất đặc biệt, muội khói dầu hỏa hoặc bột than gỗ xoan vẽ trên giấy canson của Pháp. Loại giấy cứng, mặt sần dáp rất ăn muội cho những khoảng đen trắng sáng tối rõ ràng, giữ được độ bền mà không bao giờ phai.

Bút vẽ tự chế bằng tre, tăm để vẽ chi tiết nhỏ, mảnh. Vải cotton, bông gòn không pha nilon làm bút để phủ muội, bột than rất đều và đẹp. Vì chất liệu đặc biệt nên được bảo quản bằng cách riêng như lồng kính, ốp khung mica, tránh tiếp xúc bề mặt tranh gây lem màu.

Ông Nguyên chia sẻ: “Sau hòa bình lập lại tôi vẽ tranh mà lương đủ nuôi sống cả nhà 10 miệng ăn. Lương kỹ sư 50 đồng, tiền công vẽ tranh của tôi 250 đồng tính ra gấp 5 lần lương anh kỹ sư”.

Sau giải phóng, khách hàng của những thợ vẽ truyền thần là người thân liệt sĩ đến đặt vẽ lại hình ảnh người quá cố. Những vị có vai vế, gia đình vương giả cũng tới vẽ, người lớn tuổi đến đặt vẽ phòng sau khi mất làm ảnh thờ cũng rất nhiều.

“Chính nhờ nghề này mới lấy được vợ tôi, trước bà ấy là học sinh theo tôi học vẽ. Học được 5 năm thì về với thầy luôn”, người họa sĩ già hóm hỉnh kể lại.

Cả năm chỉ vẽ cho người ngoại quốc

Trần Thịnh cũng là một họa sĩ nổi danh trong làng tranh truyền thần xưa, cửa hiệu của ông trên phố Hàng Đường đã hơn nửa thế kỷ. Sinh ra trong một gia đình truyền thống cầm cọ vẽ nhưng tới giờ chỉ có duy nhất ông còn giữ nghề.

Ông Thịnh nhớ lại những ngày “hoàng kim”: “Từ thời nhà máy giấy Bãi Bằng Thụy Điển hay nhà máy nước Phần Lan. Cứ cuối tuần khách ô tô xếp dài cả vài dãy phố đặt vẽ tranh của nhà tôi, chủ yếu là khách nước ngoài và gia đình khá giả. Thậm chí có năm tôi chỉ vẽ tranh cho người nước ngoài mà không hết việc”.

"Kỳ nhân" vẽ truyền thần: Khách nhận tranh ngồi khóc hàng giờ vì... quá giống - 2

 Nghệ nhân Trần Thịnh – “Có năm chỉ vẽ tranh cho người nước ngoài”

Ông Thịnh không quên một chiều cách đây hơn chục năm, con phố trước cửa nhà ô tô và cảnh sát đứng rất nhiều. Ông chưa định thần chuyện gì thì một đoàn người tiến đến gần. Người đàn ông đi đầu ra hiệu những người xung quanh lùi lại.

Ông ta giới thiệu bằng tiếng Việt mình là người Lào, trước khi còn học trường Nguyễn Ái Quốc ở Việt Nam ông từng tới hiệu tranh này vẽ. Nay trở thành Phó Thủ tướng Lào, nhân chuyến thăm Việt Nam, ông muốn ghé lại hiệu tranh xưa thăm hỏi.

Thật lạ cuộc nói chuyện giữa một chính khách và người thợ vẽ rôm rả kéo dài hàng giờ bên những bức họa, cọ vẽ, muội đèn. Ông Thịnh giới thiệu từng tác phẩm treo trên tường và không quên một tấm họa trên cao là hình cụ thân sinh của ông, cũng chính là người thầy dạy nghề vẽ cho mình.

Với những tấm hình đã cũ mờ, nhàu nát. Việc phục chế vẽ lại không phải là điều khó khăn đối với những người cầm cọ lâu năm. Có những người đến nhận tranh, sau khi mở lớp giấy báo, họ bần thần ngồi ôm tranh khóc rấm rứt hồi lâu. Như gặp lại người thân của mình sau nhiều năm xa cách.

Những tình huống đó, phần lớn bức họa đều là người chồng, người con, có khi là người yêu đã mất trong chiến tranh. Mỗi lần như vậy, ông Thịnh đợi họ qua khoảnh khắc xúc động rồi lắng nghe họ trải lòng.

“Mỗi trường hợp là một câu chuyện khác nhau. Nhưng khiến cho người thân nhân vật trong tranh bật khóc, tâm trạng như vậy thì với những người làm nghề như chúng tôi là niềm vui lớn. Bởi lẽ mình đã truyền tải trọn vẹn được hình tượng nguyên mẫu vào tranh. Đó mới là thành công” – ông nói.

Khách hàng muốn vẽ lại người thân mà không có ảnh mẫu phải thay thế bằng hình tượng anh em, con cháu được cho là giống nhất trong nhà cùng mô tả, hồi ức cũng không phải hiếm. Tất cả sau khi hoàn thiện đều được người thân của họ đánh giá là rất giống và vô cùng tâm đắc.

Vẽ truyền thần đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu và khéo tay. Một bức nhanh thì trong vài tiếng, chậm thì đôi ba ngày, cả tháng tùy theo kích cỡ, độ cầu kỳ của chi tiết. Xu hướng ký họa mới chỉ phác nét trong vài chục phút là có sản phẩm.

Đối với những người vẽ tranh truyền thần “gốc” ở phố cổ Hà Nội như ông Nguyên, ông Thịnh và một số người thợ khác của lớp họa sĩ cũ. Điều khiến họ trăn trở nhất là nghiệp vẽ truyền thần đang dần bị mai một và thay thế bởi tranh ký họa.

------------------------

Nhờ thu nhập từ công việc làm đẹp “góc con người” cho vua Bảo Đại mà ông mua được nhiều nhà cửa, sắm xe “xịn” hiếm có cả vùng Đông Dương. Đón đọc kì tiếp theo "Giai thoại ít biết về người thợ cắt tóc cho vua Bảo Đại" vào lúc 0h ngày 7/9/2017.

Chuyện lạ về ”ông vua” đôi dép huyền thoại: Hạn chế người mua

Mỗi khách hàng chỉ được mua 1 đôi trong 1 năm. “Ông vua” của đôi dép huyền thoại này còn cẩn thận ghi lại tên tuổi,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Cảnh ([Tên nguồn])
Những nghề HOT một thời ở Hà thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN