Kỷ luật công chức: Vì sao Bộ Nội vụ đề xuất bỏ kỷ luật giáng chức?
Ranh giới giữa giáng chức và cách chức có sự duy tình, đáng lẽ cần cách chức thì lại giáng chức, cố tình giảm nhẹ hình thức kỉ luật đi. Vì vậy, cần bỏ hình thức kỉ luật giáng chức.
Chiều 9/5, tại cuộc họp báo định kỳ, Bộ Nội vụ đã lên tiếng về các nội dung sửa đổi để giải quyết vướng mắc, bất cập trong thực tiễn khi xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Ông Nguyễn Đăng Minh- Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho hay: Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức. Chính phủ đã nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Trong quá trình soạn thảo, Bộ Nội vụ đã tổng hợp đầy đủ các nội dung còn ý kiến khác nhau, báo cáo Chính phủ và tham mưu Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Về cơ bản các nội dung báo cáo đều nhận được sự đồng thuận cao của các cơ quan, cụ thể là các nội dung về đối tượng là công chức, ký hợp đồng xác định thời hạn với viên chức được tuyển dụng mới, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu và bỏ hình thức kỷ luật giáng chức.
Ông Nguyễn Tư Long- Phó vụ trưởng Vụ Công chức viên chức, Bộ Nội vụ.
Nêu lý do Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hình thức kỷ luật giáng chức, ông Nguyễn Tư Long- Phó vụ trưởng Vụ Công chức viên chức, Bộ Nội vụ cho rằng: Hiện dự thảo luật đang trình Quốc hội xin ý kiến bỏ hình thức kỷ luật giáng chức, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến và xem xét, bởi dự thảo còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Có ý kiến đặt vấn đề rằng, việc bỏ hình thức kỷ luật giáng chức có làm giảm bớt sự nghiêm minh của pháp luật hay không, song theo ông Nguyễn Tư Long khẳng định: "Bỏ 1 hình thức không có nghĩa là bớt nghiêm minh của pháp luật, vì hình thức này chỉ áp dụng xử lý đối tượng công chức lãnh đạo quản lý vi phạm, trong số 5 hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc".
Theo ông Long, ranh giới giữa việc giáng chức và cách chức có sự duy tình, đáng lẽ cần cách chức thì lại giáng chức, cố tình giảm nhẹ hình thức kỉ luật đi. Vì vậy, cần bỏ hình thức kỉ luật giáng chức đi, nếu không phải khiển trách, cảnh cáo thì cách chức.
"Nếu giữ hình thức kỷ luật giáng chức sẽ có xung đột về các yêu cầu về vị trí việc làm. Ví dụ, đơn vị xác định rõ có 1 trưởng 3 phó, nếu giáng chức thì bổ nhiệm thấp hơn, nếu có 3 phó rồi thì không còn vị trí việc làm nào để bổ nhiệm nữa. Hơn nữa, nếu bỏ hình thức kỷ luật giáng chức sẽ tương thích với 4 hình thức kỉ luật bên Đảng là: cảnh cáo, khiển trách, cách chức, khai trừ khỏi Đảng. Sự tương đồng này sẽ tạo sự liên thông trong công tác cán bộ"- ông Long phân tích
Trước đó, trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 17/4, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, một trong những sửa đổi lần này là sửa Điều 79 của luật Cán bộ, công chức về các hình thức kỷ luật để tương đồng với các hình thức kỷ luật của Đảng, trong đó đề xuất bỏ hình thức kỷ luật giáng chức để bảo đảm xử lý kỷ luật nghiêm đối với người giữ chức vụ có hành vi vi phạm, đồng thời cũng phù hợp với quan điểm xây dựng vị trí việc làm.
Chẳng hạn, người giữ vị trí cấp trưởng nếu chịu hình thức kỷ luật giáng chức xuống vị trí cấp phó, nhưng cấp phó theo vị trí việc làm đã đủ số lượng người làm việc thì không thể còn vị trí để “giáng chức”.
Bên cạnh đó, theo ông Tân, dự thảo cũng bổ sung quy định hình thức hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý để tương ứng với 4 hình thức kỷ luật của Đảng đối với từng đối tượng.
Dự thảo cũng nâng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức từ 24 tháng (2 năm) theo quy định hiện hành lên 60 tháng (5 năm).
Bộ Nội vụ đang xem xét để luật hóa quy định “không được nịnh sếp vì mục đích không trong sáng”, tuy nhiên vấn đề...