Kỳ lạ, bàng cổ thụ vài trăm tuổi rỗng ruột vẫn xanh tươi
Tại đền Vạn Lộc (phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) có một cây bàng hàng trăm năm tuổi rỗng ruột nhưng vẫn sống xanh tươi, kiên cường trong nắng gió.
Đền Vạn Lộc được xây dựng vào thời Hậu Lê để thờ Thái úy Nguyễn Sư Hồi (1444 -1506) - con trai trưởng của Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí. Ông là người có công lớn trong việc hộ quốc an dân, đánh đuổi giặc thù, khai cơ lập ấp, lập nên làng Vạn Lộc (phường Nghi Tân ngày nay). Đền Vạn Lộc là một công trình kiến trúc cổ kính, quy mô, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ kính.
Năm 1991, Đền Vạn Lộc được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Du khách đến chiêm bái không khỏi ngạc nhiên khi ở phía sau đền có một cây bàng cổ thụ mặc dù đã rỗng ruột nhưng vẫn vô cùng xanh tươi.
Bà Đinh Thị Oanh, thành viên Ban quản lý đền Vạn Lộc cho biết, cây bàng cổ thụ trong đền đã có từ lâu đời. Cây cao khoảng 12m, chu vi gốc cây nơi lớn nhất khoảng hơn 4m. Khoảng vài chục năm trở lại đây, thân chính của cây bị mục, rỗng từ dưới lên trên, dưới gốc bị hở một lối lớn.
Bên trong gốc cây bàng khá rộng, có sức chứa khoảng 4-5 người. Phía dưới có rất nhiều đất, gạch, lá cây…
Đứng trong thân cây nhìn lên, cây bàng như một ống gỗ khô khổng lồ.
“Ngày xưa vùng này gọi là Trại Bàng vì có rất nhiều bàng nhưng nay chỉ còn một cây duy nhất. Cây bàng này từng bị các trận bão lớn đánh gãy hết nhánh. Trải qua thời gian, cây bị mục, rỗng ruột, nhưng điều kỳ diệu là cây vẫn sống, mỗi năm còn mọc thêm nhiều cành mới. Du khách ở Hà Nội hay các tỉnh thành khác về đây chiêm bái đều ra chụp ảnh cùng với cây bàng này”, bà Oanh chia sẻ.
Phần dưới thân cây bàng có nhiều u bạnh, lồi, lõm và nhiều lỗ thủng lớn
Nhiều du khách đến Đền thường thích thú vào trong gốc cây cổ thụ để chụp ảnh.
Mặc dù bị rỗng ruột, nhưng cây bàng cổ thụ này vẫn sống xanh tốt, nhiều cành bàng non đâm ra tua tủa, khẳng định sức sống mãnh liệt.
Cây bàng có tên khoa học là Terminalia catappa, thuộc họ trâm bầu. Bàng thuộc loại cây thân gỗ lớn sinh trưởng tại các vùng nhiệt đới. Cây bàng có thể cao tới 35m, các tán lá thẳng, đối xứng mọc trên các cành ngang. Cây càng già, tán lá càng phẳng dần tạo thành hình cái bát trải rộng. Bàng thuộc loại thực vật thân gỗ cứng nên có thể dùng để khai thác gỗ. Chất gỗ bàng tốt, màu đỏ, rắn chắc và có khả năng chống thấm nước. Ở các khu vực nhiệt đới trong đó có Việt Nam, cây bàng cùng với cây bằng lăng là hai loại cây công trình được trồng khá nhiều tại vỉa hè và công viên để lấy bóng râm nhờ tán bàng rất lớn và rậm. Lá bàng to và rộng có hình trứng, màu xanh sẫm và có độ bóng. Lá bàng thường rụng sớm vào mùa khô. Trước khi rụng lá chuyển sang màu nâu vàng hoặc đỏ ánh hồng nhìn rất đẹp. Bàng được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc y học phương đông. Các chất trong cây bàng có khả năng chống viêm tốt nên được dùng để chữa viêm họng, viêm nướu và mụn nhọt. Lá bàng có công hiệu rất cao trong việc lợi tiểu, tăng cường chức năng tim và làm săn da. Đây là một loại dược liệu tốt cho nam giới bởi khả năng tăng cường sinh lý, phục hồi chức năng sinh sản nam. |
Nguồn: [Link nguồn]
Cây trôi cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) bất ngờ chết khô sau khi được đầu tư hàng trăm triệu đồng để tôn tạo nền đất, cảnh quan và chăm sóc và...