Kỳ bí ngôi đền có hàng chục mộ "cá Ông" và câu chuyện thần y bí ẩn cứu dân khỏi dịch bệnh

Sự kiện: 24h vạn dặm

Đền Làng Hiếu hiện có khu nghĩa trang là nơi thờ phụng cho gần 90 ngôi mộ cá Ông - cá voi. Đây được xem là nghĩa trang cá voi lớn nhất tỉnh Nghệ An.

Đền Làng Hiếu nằm ở phường Nghi Hải (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An). Ngôi đền được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng với niên đại hơn 200 năm.

Đền Làng Hiếu nằm ở phường Nghi Hải (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An). Ngôi đền được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng với niên đại hơn 200 năm.

Ngôi đền được xây dựng để thờ Bản cảnh Thành hoàng. Ngoài ra, đền còn là nơi dân cư miền biển Cửa Hội thờ các vị thần như: Cao Sơn, Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, cá Ông.

Ngôi đền được xây dựng để thờ Bản cảnh Thành hoàng. Ngoài ra, đền còn là nơi dân cư miền biển Cửa Hội thờ các vị thần như: Cao Sơn, Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, cá Ông.

Tương truyền, năm 1782 ở khu vực Cửa Hội (Nghệ An) bị dịch tả hoành hành. Dù các thầy thuốc trong vùng ra tay cứu chữa nhưng rất nhiều người không qua khỏi, dịch bệnh vẫn lây lan. Khi dân đang khốn khổ vì dịch bệnh bỗng có một vị thần y đi qua đã ra tay cứu chữa cho nhân dân trong vùng và khu vực lân cận.

Tương truyền, năm 1782 ở khu vực Cửa Hội (Nghệ An) bị dịch tả hoành hành. Dù các thầy thuốc trong vùng ra tay cứu chữa nhưng rất nhiều người không qua khỏi, dịch bệnh vẫn lây lan. Khi dân đang khốn khổ vì dịch bệnh bỗng có một vị thần y đi qua đã ra tay cứu chữa cho nhân dân trong vùng và khu vực lân cận.

Khi dịch bệnh được dập tắt, vị thần y cũng biến mất mà không để lại danh tính. Để tri ân, tưởng nhớ vị thần y đã có công cứu giúp người dân qua khỏi dịch bệnh, nhân dân nơi đây đã lập đền tôn vị thần y là thần Bản cảnh Thành hoàng của làng mình và dựng đền Làng Hiếu để thờ phụng.

Khi dịch bệnh được dập tắt, vị thần y cũng biến mất mà không để lại danh tính. Để tri ân, tưởng nhớ vị thần y đã có công cứu giúp người dân qua khỏi dịch bệnh, nhân dân nơi đây đã lập đền tôn vị thần y là thần Bản cảnh Thành hoàng của làng mình và dựng đền Làng Hiếu để thờ phụng.

Đền Làng Hiếu được xây dựng với quy mô tương đối lớn có thượng điện, trung điện, hạ điện, tam quan, ngựa chầu, voi phục rất uy nghi lộng lẫy. Trong khuôn viên đền có nhiều cây cổ thụ rậm rạp. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đền Làng Hiếu đã bị tàn phá khá nhiều.

Đền Làng Hiếu được xây dựng với quy mô tương đối lớn có thượng điện, trung điện, hạ điện, tam quan, ngựa chầu, voi phục rất uy nghi lộng lẫy. Trong khuôn viên đền có nhiều cây cổ thụ rậm rạp. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đền Làng Hiếu đã bị tàn phá khá nhiều.

Năm 2011, đền Làng Hiếu được chính quyền cùng người dân góp công, góp sức phục dựng, tôn tạo trên nền đất cũ. Ngôi đền sau khi được trùng tu vẫn mang phong cách cổ kính truyền thống.

Năm 2011, đền Làng Hiếu được chính quyền cùng người dân góp công, góp sức phục dựng, tôn tạo trên nền đất cũ. Ngôi đền sau khi được trùng tu vẫn mang phong cách cổ kính truyền thống.

Kỳ bí ngôi đền có hàng chục mộ "cá Ông" và câu chuyện thần y bí ẩn cứu dân khỏi dịch bệnh - 7

Kỳ bí ngôi đền có hàng chục mộ "cá Ông" và câu chuyện thần y bí ẩn cứu dân khỏi dịch bệnh - 8

Kỳ bí ngôi đền có hàng chục mộ "cá Ông" và câu chuyện thần y bí ẩn cứu dân khỏi dịch bệnh - 9

Trên mái ngói của đền và xung quanh tường rào được đắp nổi nhiều con vật linh thiêng, đẹp mắt.

Trên mái ngói của đền và xung quanh tường rào được đắp nổi nhiều con vật linh thiêng, đẹp mắt.

Năm 2015, đền Làng Hiếu được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngôi đền rất linh thiêng, người dân trong vùng thường đến thắp hương, cầu khấn, nhất là vào các dịp mồng 1 hay ngày rằm hàng tháng. Đặc biệt, vào ngày 15/3 âm lịch hàng năm tại đền diễn ra lễ Cầu ngư với nhiều nghi thức trang nghiêm và trò chơi dân gian độc đáo.

Năm 2015, đền Làng Hiếu được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngôi đền rất linh thiêng, người dân trong vùng thường đến thắp hương, cầu khấn, nhất là vào các dịp mồng 1 hay ngày rằm hàng tháng. Đặc biệt, vào ngày 15/3 âm lịch hàng năm tại đền diễn ra lễ Cầu ngư với nhiều nghi thức trang nghiêm và trò chơi dân gian độc đáo.

Đền Làng Hiếu còn đặc biệt bởi khu nghĩa trang với 89 ngôi mộ thờ xương cốt cá Ông (cá voi). Đây được xem là ngôi đền có khu vực thờ nhiều cá voi nhất tỉnh Nghệ An.

Đền Làng Hiếu còn đặc biệt bởi khu nghĩa trang với 89 ngôi mộ thờ xương cốt cá Ông (cá voi). Đây được xem là ngôi đền có khu vực thờ nhiều cá voi nhất tỉnh Nghệ An.

Đối với người dân nơi đây, cá Ông chính là thần Nam Hải luôn bảo vệ, giúp đỡ người dân trước muôn ngàn sóng gió. Người dân quan niệm tuyệt đối không săn bắt và ăn thịt cá voi.

Đối với người dân nơi đây, cá Ông chính là thần Nam Hải luôn bảo vệ, giúp đỡ người dân trước muôn ngàn sóng gió. Người dân quan niệm tuyệt đối không săn bắt và ăn thịt cá voi.

Nếu phát hiện cá voi đã chết, dạt vào bờ, người dân đều đưa về đây chôn cất. Sau khi chôn cất được 3 năm, người dân sẽ làm lễ cất mồ, mang hài cốt cá về đền Làng Hiếu thờ phụng.

Nếu phát hiện cá voi đã chết, dạt vào bờ, người dân đều đưa về đây chôn cất. Sau khi chôn cất được 3 năm, người dân sẽ làm lễ cất mồ, mang hài cốt cá về đền Làng Hiếu thờ phụng.

Trên những ngôi mộ đều được đắp nổi hình con cá voi.

Trên những ngôi mộ đều được đắp nổi hình con cá voi.

Kỳ bí ngôi đền có hàng chục mộ "cá Ông" và câu chuyện thần y bí ẩn cứu dân khỏi dịch bệnh - 16

Trước khu nghĩa trang được dựng 1 hòn đá lớn và một tấm bia được tạc từ đá. Những người cao niên trong vùng cho biết, những tảng đá này được lấy từ ngoài biển về và để trước khu vực nghĩa trang.

Trước khu nghĩa trang được dựng 1 hòn đá lớn và một tấm bia được tạc từ đá. Những người cao niên trong vùng cho biết, những tảng đá này được lấy từ ngoài biển về và để trước khu vực nghĩa trang.

Trong số nhiều ngôi mộ cá voi được chôn cất tại đây, có một ngôi mộ đặc biệt hơn cả. Đây là phần mộ, lăng thờ thần cá. Tương truyền đây là “ông cá” đầu tiên được an táng tại đền từ thế kỷ 19. Trong lăng có đặt bệ thờ, chính giữa là bài vị thần Ngư. Phía sát mái có đề 3 chữ Hán “Lăng Thần Ngư”.

Trong số nhiều ngôi mộ cá voi được chôn cất tại đây, có một ngôi mộ đặc biệt hơn cả. Đây là phần mộ, lăng thờ thần cá. Tương truyền đây là “ông cá” đầu tiên được an táng tại đền từ thế kỷ 19. Trong lăng có đặt bệ thờ, chính giữa là bài vị thần Ngư. Phía sát mái có đề 3 chữ Hán “Lăng Thần Ngư”.

Ngôi đền đã trở thành điểm đến linh thiêng không chỉ ngư dân địa phương mà còn là nơi du khách thập phương đến thắp hương mỗi khi về với vùng đất Cửa Hội.

Ngôi đền đã trở thành điểm đến linh thiêng không chỉ ngư dân địa phương mà còn là nơi du khách thập phương đến thắp hương mỗi khi về với vùng đất Cửa Hội.

Độc đáo: Tượng gỗ một tay, một chân trong ngôi đền Độc Cước ở Sầm Sơn

Người dân đánh bắt hải sản ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) thường đến đền trước trước mỗi chuyến ra khơi, cầu bình an và nhiều sản lượng hải sản.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Tú ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN