Kiểm lâm nói về quy trình bán đấu giá “cụ sưa” từng được trả giá 100 tỷ đồng

Sự kiện: Cây sưa

Cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính được toàn quyền quyết định việc khai thác, bán cây gỗ sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng.

Kiểm lâm nói về quy trình bán đấu giá “cụ sưa” từng được trả giá 100 tỷ đồng - 1

Cây sưa tại chùa Phụ Chính từng được trả giá 100 tỷ đồng.

Mới đây, UBND TP Hà Nội có văn bản đồng ý cho người dân ở xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ bán đấu giá cây sưa từng được định giá 100 tỷ đồng nằm trong khuôn viên chùa Phụ Chính.

Dân tự quyết định việc bán “cụ sưa” 130 năm tuổi

Ông Nguyễn Xuân Đại, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết, số cây sưa còn lại trong chùa Phụ Chính, xã Hoà Chính là loại gỗ nhóm IA, cây trồng phân tán thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính.

Chính vì vậy, việc khai thác, sử dụng số gỗ sưa còn lại tại thôn Phụ Chính do cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính quyết định. Tuy nhiên, việc tổ chức bán đấu giá gỗ sưa sau khai thác phải thực hiện công khai theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Ông Lê Minh Tuyên, Chi cục Kiểm Lâm TP. Hà Nội cho biết thêm, việc thực hiện thủ tục bán cây gỗ sưa còn lại ở thôn Phụ Chính khá đơn giản, không rườm rà. Cụ thể, sau khi có ý kiến của Hà Nội về việc đồng ý cho khai thác cây sưa, cán bộ thôn Phụ Chính sẽ họp dân lại và làm biên bản thống nhất cử bao nhiêu người đại diện cho cộng đồng dân cư đứng ra thực hiện việc bán cây gỗ sưa.

Sau đó, nhóm người được cộng đồng dân cư cử ra sẽ báo cáo chính quyền xã Hoà Chính về việc bán cây sưa để chính quyền giám sát. Kế đó, nhóm người đại diện cho cộng đồng dân cư sẽ thuê một đơn vị tổ chức đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu cây sưa.

“Sau khi hoàn tất các thủ tục bán đấu giá cây sưa, cộng đồng dân sẽ phải thông báo cho Hạt Kiểm lâm huyện Chương Mỹ (Chi Cục Kiểm lâm Hà Nội) về vụ việc. Lúc đó, chúng tôi sẽ phối hợp với người dân xác nhận khối lượng gỗ và đóng dấu búa Kiểm lâm theo quy định để người mua mang đi tiêu tụ”, ông Tuyên thông tin.

Theo ông Tuyên, chính quyền xã Hoà Chính sẽ là người đứng ra đại diện mở một tài khoản ngân hàng để người mua cây gỗ sưa chuyển tiền vào đó. Sau đó, số tiền bán cây dùng vào việc gì hay chia như thế nào thì do cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính tự quyết định.

Dân sẽ dùng tiền bán cây sưa xây dựng công trình phúc lợi, tâm linh

Ông Vũ Văn Tuyến, Trưởng thôn Phụ Chính cho hay, hiện nay phần thân cây gỗ sưa xuất hiện hiện tượng bong tróc lớp vỏ, lộ thân gỗ. Chính vì vậy, người dân trong thôn đều đồng thuận việc bán cây sưa và mong muốn dùng số tiền bán cây vào việc xây dựng các công trình tâm linh tại thôn như chùa Phụ Chính (hay còn gọi chùa Vĩnh Phúc Tự); đình làng; xây dựng các công trình phúc lợi khác như nhà văn hoá, nhà đa năng thể thao; đường làng ngõ xóm.

Kiểm lâm nói về quy trình bán đấu giá “cụ sưa” từng được trả giá 100 tỷ đồng - 2

Thân cây sưa to cỡ phải 2 người ôm.

Theo ông Tuyến, kể từ khi biết được thông tin Hà Nội đồng để người dân khai thác, sử dụng số gỗ sưa còn lại, ông vẫn chưa thấy có một thương lái nào đến hỏi thăm, trả giá mua cây sưa.

Ông Nguyễn Xuân Khải, thôn Phụ Chính cho hay, từ nhiều năm nay, người dân thôn Phụ Chính mất ăn mất ngủ thay nhau canh chừng, thậm chí mặc “áo giáp sắt” chống trộm cho cây sưa quý.

“Chính vì vậy, người dân chúng tôi cũng mong rằng sẽ bán được cây gỗ sưa sớm để lấy tiền tu bổ, sửa chữa, xây mới các công trình tâm linh, phúc lợi ở thôn. Mặt khác, cũng tránh việc kẻ trộm nhòm ngó đến cây sưa quý”, ông Khải nói.

Theo ông Khải, cây sưa có tuổi đời hơn 130 năm nằm tọa lạc cạnh cổng vào chùa Phụ Chính. Hiện tại,  toàn bộ từ phần gốc đến thân của cây sưa đỏ được bảo vệ bằng những thanh sắt to. Cây có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm. Cây sưa quý này có 2 nhánh lớn.

Xót xa nhìn “khối vàng ròng 100 tỷ đồng” sắp hóa củi mục

Hình ảnh “khối vàng ròng” lộ thiên đang dần biến thành khối gỗ mục khiến nhiều người dân ở thôn Phụ Chính xót...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Cây sưa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN