Khủng hoảng rác ở Bến Tre
Đến chiều 27/7, sau 12 ngày đêm, người dân vẫn ngăn không cho xe chở rác vào bãi rác An Hiệp, huyện Ba Tri (Bến Tre). Ngành chức năng tỉnh này đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường, xử lý khủng hoảng rác thải.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, lãnh đạo bãi rác An Hiệp cho biết, đến ngày 27/7, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực đưa máy móc và thực hiện nhiều giải pháp khác để khắc phục mùi hôi. Bên ngoài, người dân vẫn căng băng rôn ngăn không cho xe chở rác vào bên trong.
Người dân phản đối, ngăn không cho xe chở rác vào bên trong bãi rác An Hiệp. Ảnh: PV
Theo vị này, công nhân đang lắp đặt khu hàng rào lưới sắt để chắn rác; sử dụng bạt chuyên dùng để hạn chế mùi và hạn chế mưa vào bãi rác gây ra tình trạng nước rác. Đơn vị cũng đẩy nhanh tiến độ đào hố chôn lấp, kết hợp phun xịt để hạn chế ô nhiễm. Đồng thời, gia cố chống thấm tường bao quanh bãi rác, không để nước rỉ ra bên ngoài; phun xịt xử lý chế phẩm sinh học để giảm mùi hôi... Về lâu dài, khẩn trương mở rộng thêm 3ha, đảm bảo tiến độ kịp đáp ứng cho việc tiếp nhận rác.
Tại buổi đối thoại với người dân về tình hình bãi rác An Hiệp mới đây, lãnh đạo tỉnh Bến Tre cam kết trong vòng 1 tháng (tính từ 17/7) sẽ xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo, không gây ảnh hưởng đến người dân rồi mới cho xe chở rác tiếp tục vào bãi.
Ông Bùi Minh Tuấn, Giám đốc Sở TN&MT Bến Tre, cho biết, mỗi ngày lượng rác đưa về bãi rác An Hiệp khoảng 200 tấn, trong đó rác ở TP Bến Tre, huyện Châu Thành và các khu công nghiệp khoảng 150 tấn, còn lại là rác tại địa phương.
Bãi rác An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đang quá tải gây ô nhiễm. Ảnh: PV
Trước đây, rác thải của TP Bến Tre, huyện Châu Thành và các khu công nghiệp được xử lý tại Nhà máy rác xã Hữu Định (Châu Thành). Tuy nhiên từ ngày 20/10/2022, do nhà máy này xử lý không đạt yêu cầu nên tỉnh đóng cửa. Vì thế, mỗi ngày, lượng rác khoảng 150 tấn được đưa về bãi rác An Hiệp cho đến nay.
Ngày 23/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về sự cố môi trường tại bãi rác An Hiệp. Theo UBND tỉnh Bến Tre, hiện nay bãi rác An Hiệp là nơi duy nhất tiếp nhận lượng lớn rác thải trong thời gian nhà máy xử lý rác thải của tỉnh tạm đóng cửa. Việc không khẩn cấp khắc phục ô nhiễm môi trường, giải quyết các kiến nghị và thông tin lại cho người dân để tiếp tục vận chuyển rác vào bãi sẽ gây bất ổn về môi trường, an ninh và xã hội trên phạm vi rộng.
Ông Cảnh cho biết, đối với nhà máy rác xã Hữu Định, tỉnh đã làm việc với doanh nghiệp và thống nhất sẽ tái cơ cấu nhà máy rác cũ. Doanh nghiệp sẽ đầu tư theo hướng nhà máy hiện đại, công suất 400 - 500 tấn/ngày, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Khi nhà máy mới hoàn thành sẽ giải quyết lượng rác của thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách.
Hiện tại, lượng rác thải mỗi ngày ở Bến Tre được đưa về lưu tạm tại nhà máy xử lý rác xã Hữu Định (Châu Thành), chờ đến khi bãi rác An Hiệp khắc phục tình trạng ô nhiễm và người dân đồng thuận cho xe vào thì mới đưa rác lưu tạm trở lại.
Vỡ đập ở nhà máy rác Cà Mau Những ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 1, lượng mưa nhiều nên lượng nước chứa trong khu vực Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau (phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau) tăng cao, chênh lệch nước lớn với các vuông tôm xung quanh. Do nhà máy xử lý rác không có hệ thống thoát nước ra bên ngoài, dẫn đến rò rỉ nước thải khu vực chôn lấp rác ra các vuông tôm. Ngày 23/7, nhà máy xử lý rác có đưa máy xúc từ trong nhà máy ra ngoài để gia cố bờ bao xung quanh nhà máy. Máy xúc đi qua đã làm nước dâng, gây vỡ đập. Nước thải từ nhà máy xử lý rác tràn qua các vuông tôm của 5 hộ dân xung quanh làm tôm, cua, cá chết hàng loạt, tổng diện tích bị ảnh hưởng trên 4 ha. Các hộ dân đã yêu cầu nhà máy xử lý rác Cà Mau hỗ trợ, bồi thường thiệt hại. Qua làm việc, đại diện nhà máy đồng ý hỗ trợ cho 3 hộ dân bị ảnh hưởng nặng, tổng số tiền 33 triệu đồng. 2 hộ dân bị ảnh hưởng nhẹ, không yêu cầu bồi thường, đại diện nhà máy rác sẽ hỗ trợ tiền phân, vôi để cải tạo lại vuông tôm. Tân Lộc |
Nguồn: [Link nguồn]
Khi máy xúc đi qua, mực nước quá lớn đã làm bể đập nhà máy rác Cà Mau. Nước thải tràn qua các vuông tôm của 5 hộ dân xung quanh khiến tôm, cua, cá chết hàng loạt. Tổng diện...