Khung cảnh hoang phế bên trong ngôi trường bỏ hoang 15 năm ở TP.HCM

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Sau 15 năm đóng cửa do sụt lún nghiêm trọng, ngôi trường trị giá 20 tỷ đồng càng trở nên hoang phế, nhiều kết cấu đã bị hư hỏng nặng.

Trường Tiểu học Phú Định (hay còn gọi là trường Trần Văn Kiều) nằm trên đường Vành Đai, phường 10, quận 6 được đưa vào sử dụng năm 2004 với kinh phí xây dựng 20 tỷ đồng. Ngôi trường rộng 6.500 m2, gồm 3 dãy nhà hai lầu với khoảng 40 phòng học và chức năng.

Trường Tiểu học Phú Định (hay còn gọi là trường Trần Văn Kiều) nằm trên đường Vành Đai, phường 10, quận 6 được đưa vào sử dụng năm 2004 với kinh phí xây dựng 20 tỷ đồng. Ngôi trường rộng 6.500 m2, gồm 3 dãy nhà hai lầu với khoảng 40 phòng học và chức năng.

Tuy nhiên, đến năm 2008 ngôi trường khang trang, có thiết kế khá ấn tượng này phải đóng cửa cho đến nay. Nguyên do, sau 4 năm đưa vào sử dụng, ngôi trường bắt đầu sụt lún nghiêm trọng gây nguy hiểm cho việc học tập của học sinh và thầy cô.

Tuy nhiên, đến năm 2008 ngôi trường khang trang, có thiết kế khá ấn tượng này phải đóng cửa cho đến nay. Nguyên do, sau 4 năm đưa vào sử dụng, ngôi trường bắt đầu sụt lún nghiêm trọng gây nguy hiểm cho việc học tập của học sinh và thầy cô.

Công trình lún sụt nền, gây hư hỏng hệ kết cấu chịu lực, hệ bao che và công trình phụ trợ như sân nền, nhà vệ sinh, cầu thang thoát hiểm. Trong đó, rõ nhất là sân trường bị lún, tách với phần nền các dãy nhà, tạo ra những khoảng lớn kéo dài. Các bậc tam cấp trước sân trường hầu hết bị đổ sụp, lún xuống gần cả mét.

Công trình lún sụt nền, gây hư hỏng hệ kết cấu chịu lực, hệ bao che và công trình phụ trợ như sân nền, nhà vệ sinh, cầu thang thoát hiểm. Trong đó, rõ nhất là sân trường bị lún, tách với phần nền các dãy nhà, tạo ra những khoảng lớn kéo dài. Các bậc tam cấp trước sân trường hầu hết bị đổ sụp, lún xuống gần cả mét.

Từ thời điểm xảy ra sụt lún, nhiều chỗ bị hở hàm ếch ngày càng rộng hơn theo thời gian, tác động của môi trường.

Từ thời điểm xảy ra sụt lún, nhiều chỗ bị hở hàm ếch ngày càng rộng hơn theo thời gian, tác động của môi trường.

Mặt sàn tầng trệt nhiều phòng học, phòng chức năng cũng bị trồi lún, hở hàm ếch những mảng bê tông sắt.

Mặt sàn tầng trệt nhiều phòng học, phòng chức năng cũng bị trồi lún, hở hàm ếch những mảng bê tông sắt.

Đến tháng 8/2010, UBND TP.HCM cho phép UBND quận 6 tạm ứng ngân sách để sửa chữa và thuê đơn vị tư vấn độc lập kiểm định, quan trắc toàn bộ công trình. Sở Xây dựng được giao chủ trì xác định trách nhiệm, xử phạt và xử lý bồi thường đối với các đơn vị liên quan để thu hồi hoàn trả ngân sách quận 6 đã tạm ứng.

Thông qua đơn vị kiểm định độc lập, UBND quận 6 xác định số tiền để khắc phục sụt lún, hư hại gần 6,5 tỷ đồng. Các đơn vị sai sót phải chịu trách nhiệm đóng góp sửa chữa theo tỷ lệ. 

Thông qua đơn vị kiểm định độc lập, UBND quận 6 xác định số tiền để khắc phục sụt lún, hư hại gần 6,5 tỷ đồng. Các đơn vị sai sót phải chịu trách nhiệm đóng góp sửa chữa theo tỷ lệ. 

Khung cửa chính, cửa sổ đều đã được tháo dỡ, ngôi trường trở hoang phế, nhem nhuốc.

Thời điểm năm 2017, nhiều phòng học, phòng chức năng còn những dãy bàn ghế, thiết bị máy tính… nhưng hiện tại đã trống trơn. Các bức tường xung quanh chi chít vết nứt và dấu tích sửa chữa. Hầu hết la phông các phòng đều bị rơi rụng hết, mặt tường rêu mốc, cây xanh bám rể phát triển nhiều năm qua

Thời điểm năm 2017, nhiều phòng học, phòng chức năng còn những dãy bàn ghế, thiết bị máy tính… nhưng hiện tại đã trống trơn. Các bức tường xung quanh chi chít vết nứt và dấu tích sửa chữa. Hầu hết la phông các phòng đều bị rơi rụng hết, mặt tường rêu mốc, cây xanh bám rể phát triển nhiều năm qua

Khung cảnh hoang phế bên trong ngôi trường bỏ hoang 15 năm ở TP.HCM - 8

Các khối nhà bị tách ra do phần nền, móng các bị sụt lún với tốc độ càng trầm trọng khiến nhiều kết cấu phía trên của ngôi trường bị ảnh hưởng, nứt toác, có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào. Khung cảnh ngôi trường hoang tàn đến rợn người.

Các khối nhà bị tách ra do phần nền, móng các bị sụt lún với tốc độ càng trầm trọng khiến nhiều kết cấu phía trên của ngôi trường bị ảnh hưởng, nứt toác, có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào. Khung cảnh ngôi trường hoang tàn đến rợn người.

Những cầu thang lên xuống các tầng đều bị hư hỏng nặng, không còn lan can.

Những cầu thang lên xuống các tầng đều bị hư hỏng nặng, không còn lan can.

Nhiều phòng học bị phủ kín những tấm la phông bị rơi rụng, kính cửa rơi vãi, tấp thành từng đống khắp nơi.

Nhiều phòng học bị phủ kín những tấm la phông bị rơi rụng, kính cửa rơi vãi, tấp thành từng đống khắp nơi.

Ngói lợp của nhiều phòng cũng bị rơi tạo thành những mảng lớn. “Hơn chục năm qua, chứng kiến ngôi trường bị đóng cửa, rơi vào cảnh hoang tàn nhưng chưa giải quyết được chúng tôi thấy xót xa lắm”, chị Hương, người dân sinh sống gần trường chia sẻ.

Ngói lợp của nhiều phòng cũng bị rơi tạo thành những mảng lớn. “Hơn chục năm qua, chứng kiến ngôi trường bị đóng cửa, rơi vào cảnh hoang tàn nhưng chưa giải quyết được chúng tôi thấy xót xa lắm”, chị Hương, người dân sinh sống gần trường chia sẻ.

Hội trường rộng, thông thoáng cũng bị hư hỏng nặng từ mặt sàn đến trần theo thời gian ngôi trường đóng cửa.

Hội trường rộng, thông thoáng cũng bị hư hỏng nặng từ mặt sàn đến trần theo thời gian ngôi trường đóng cửa.

Khung cảnh hoang phế bên trong ngôi trường bỏ hoang 15 năm ở TP.HCM - 14

Sau nhiều năm vắng bóng người, khung cảnh bên trong ngôi trường trở nên hoang tàn, u ám, cây cỏ mọc phủ khắp khuôn viên.

Sau nhiều năm vắng bóng người, khung cảnh bên trong ngôi trường trở nên hoang tàn, u ám, cây cỏ mọc phủ khắp khuôn viên.

Khung cảnh hoang phế bên trong ngôi trường bỏ hoang 15 năm ở TP.HCM - 16

Hầu hết các hạng mục của ngôi trường đều bị hư hỏng nặng. Giai đoạn từ 2006 – 2018, ngôi trường 2 lần được sửa chữa, khắc phục sự cố, tiến hành quan trắc 15 chu kỳ nhưng vẫn không đảm bảo an toàn để tiếp tục sử dụng. Công trình tiếp tục rơi vào cảnh bỏ hoang cho đến nay.

Hầu hết các hạng mục của ngôi trường đều bị hư hỏng nặng. Giai đoạn từ 2006 – 2018, ngôi trường 2 lần được sửa chữa, khắc phục sự cố, tiến hành quan trắc 15 chu kỳ nhưng vẫn không đảm bảo an toàn để tiếp tục sử dụng. Công trình tiếp tục rơi vào cảnh bỏ hoang cho đến nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Lam ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN