Khu lăng mộ bằng đá xanh quý hiếm giữa cánh đồng ở Hà Nội

Sự kiện: 24h vạn dặm

Toàn bộ khu lăng rộng khoảng 960 m2, đây là công trình kiến trúc kỳ thú, tất cả vật thể từ con voi đá, chó đá, ngựa đá, nghê đá đến án thư, ngai, bàn đá... đều được chạm trổ, gọt đẽo rất tinh vi.

Men theo con đường làng nhỏ hẹp, chúng tôi đến khu lăng mộ bằng đá nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ 18, thờ một vị tướng dưới triều Nguyễn mà người dân nơi đây vẫn quen gọi là Lăng đá Quận Vân thuộc thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội)

Men theo con đường làng nhỏ hẹp, chúng tôi đến khu lăng mộ bằng đá nổi tiếng được xây dựng từ thế kỷ 18, thờ một vị tướng dưới triều Nguyễn mà người dân nơi đây vẫn quen gọi là Lăng đá Quận Vân thuộc thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội)

Ông Phạm Gia Phán, Chủ tịch MTTQ xã Vân Tảo, cho biết: “Khu vực lăng mộ từng bị chôn vùi bởi phù sa sau trận vỡ đê sông Hồng lịch sử vào năm 1914. Năm 1986, khu vực mới được phát hiện khi người dân cải tạo ruộng đồng. Trước kia, Lăng đá Quận Vân nằm lọt giữa đồng, bị bỏ hoang. Năm 2019, huyện Thường Tín và thành phố Hà Nội đã tiến hành tôn tạo, bảo tồn di tích, đưa nơi đây trở thành một trong những điểm đến trong hành trình tham quan lăng đá xã Hồng Vân”.

Ông Phạm Gia Phán, Chủ tịch MTTQ xã Vân Tảo, cho biết: “Khu vực lăng mộ từng bị chôn vùi bởi phù sa sau trận vỡ đê sông Hồng lịch sử vào năm 1914. Năm 1986, khu vực mới được phát hiện khi người dân cải tạo ruộng đồng. Trước kia, Lăng đá Quận Vân nằm lọt giữa đồng, bị bỏ hoang. Năm 2019, huyện Thường Tín và thành phố Hà Nội đã tiến hành tôn tạo, bảo tồn di tích, đưa nơi đây trở thành một trong những điểm đến trong hành trình tham quan lăng đá xã Hồng Vân”.

Khu vực lăng đá được chia làm 3 phần rõ rệt: cổng lăng, khu sinh phần và nhà mộ. Mỗi công trình, tượng đá trong lăng mộ là một tác phẩm nghệ thuật với tuổi đời gần 300 năm

Khu vực lăng đá được chia làm 3 phần rõ rệt: cổng lăng, khu sinh phần và nhà mộ. Mỗi công trình, tượng đá trong lăng mộ là một tác phẩm nghệ thuật với tuổi đời gần 300 năm

Bước qua cánh cổng là hình ảnh tượng đá ngồi canh cửa ở cổng lăng. Hai pho tượng cầm đao tượng trưng cho những người lính tráng bảo vệ cho cung điện vua chúa ngày xưa

Bước qua cánh cổng là hình ảnh tượng đá ngồi canh cửa ở cổng lăng. Hai pho tượng cầm đao tượng trưng cho những người lính tráng bảo vệ cho cung điện vua chúa ngày xưa

Bức tượng cho thấy nghệ thuật điêu khắc dưới thời chúa Trịnh thông qua trang phục, mũ áo của võ sĩ

Bức tượng cho thấy nghệ thuật điêu khắc dưới thời chúa Trịnh thông qua trang phục, mũ áo của võ sĩ

Sau cổng lăng là tới khu sinh phần, nơi quan trọng nhất của lăng mộ với các hương án được chạm khắc tinh xảo

Sau cổng lăng là tới khu sinh phần, nơi quan trọng nhất của lăng mộ với các hương án được chạm khắc tinh xảo

Hai bên có cặp tượng voi đối xứng, đây là một trong những cặp tượng voi phục được đánh giá vào hàng đẹp nhất Việt Nam. Tượng voi chắc chắn, được tạc theo lối tả thực, kích cỡ giống voi thật. Loại đá sử dụng là đá nguyên khối, rất khó trong công đoạn chế tác.

Hai bên có cặp tượng voi đối xứng, đây là một trong những cặp tượng voi phục được đánh giá vào hàng đẹp nhất Việt Nam. Tượng voi chắc chắn, được tạc theo lối tả thực, kích cỡ giống voi thật. Loại đá sử dụng là đá nguyên khối, rất khó trong công đoạn chế tác.

Bên cạnh tượng voi là tượng ngựa đối xứng hai bên. Tượng ngựa cũng sử dụng đá nguyên khối, thể hiện hình ảnh ngựa chiến với dây cương và bộ yên ngựa được tạo tác rõ nét. Bức tượng đá toát lên cái hồn của con vật.

Bên cạnh tượng voi là tượng ngựa đối xứng hai bên. Tượng ngựa cũng sử dụng đá nguyên khối, thể hiện hình ảnh ngựa chiến với dây cương và bộ yên ngựa được tạo tác rõ nét. Bức tượng đá toát lên cái hồn của con vật.

Tại trung tâm khu lăng mộ là bức tượng hai con chó đá phủ phục trước hương án trung. Hai hương án là hai phiến đá nguyên khối với những hoa văn được chạm lộng và chạm bóng tinh xảo, không thua kém các tác phẩm chạm khắc trên gỗ. Đằng sau hương án là một ngai đá lớn như trong hậu cung các đình làng Việt.

Tại trung tâm khu lăng mộ là bức tượng hai con chó đá phủ phục trước hương án trung. Hai hương án là hai phiến đá nguyên khối với những hoa văn được chạm lộng và chạm bóng tinh xảo, không thua kém các tác phẩm chạm khắc trên gỗ. Đằng sau hương án là một ngai đá lớn như trong hậu cung các đình làng Việt.

Bức tượng chó nằm phục trước hương án được chế tác đặc biệt với phần chân sau được tách ra làm hai bàn chân nhỏ hơn

Bức tượng chó nằm phục trước hương án được chế tác đặc biệt với phần chân sau được tách ra làm hai bàn chân nhỏ hơn

Chiếc ngai bằng đá được đặt ở giữa lăng mộ có hình một chiếc ghế đá có tay đầu rồng. Trước ngai là bệ hương và phía dưới là sập thờ cũng hoàn toàn làm từ đá rất tinh xảo

Chiếc ngai bằng đá được đặt ở giữa lăng mộ có hình một chiếc ghế đá có tay đầu rồng. Trước ngai là bệ hương và phía dưới là sập thờ cũng hoàn toàn làm từ đá rất tinh xảo

Kết thúc khu lăng mộ là nhà bia và nhà mộ. Nhà bia là nơi ghi lại những thông tin về khu lăng bia cũng như Quận công Đỗ Bá Phẩm. Vòng ra đằng sau, có thể thấy khu nhà mộ giờ chỉ còn phần chóp đỉnh với phần chính vẫn bị chôn vùi. Người dân địa phương kể rằng, khu vực nhà mộ còn rất rộng với đường hầm và hệ thống tự sập nếu bị xâm phạm.

Kết thúc khu lăng mộ là nhà bia và nhà mộ. Nhà bia là nơi ghi lại những thông tin về khu lăng bia cũng như Quận công Đỗ Bá Phẩm. Vòng ra đằng sau, có thể thấy khu nhà mộ giờ chỉ còn phần chóp đỉnh với phần chính vẫn bị chôn vùi. Người dân địa phương kể rằng, khu vực nhà mộ còn rất rộng với đường hầm và hệ thống tự sập nếu bị xâm phạm.

Đáng chú ý ở lăng mộ đá này, chính là những linh vật được người xưa tạo tác vô cùng tinh xảo. Đôi nghê trước cửa nhà bia với miệng ngậm châu ngọc, đầu và cổ được chạm khắc hình vân xoắn. Hình dáng nghê ở lăng Quận Vân là đặc trưng cho nghê của Việt Nam. Con bên trái đặt chân lên quả cầu, con bên phải đặt chân lên nghê con.

Đáng chú ý ở lăng mộ đá này, chính là những linh vật được người xưa tạo tác vô cùng tinh xảo. Đôi nghê trước cửa nhà bia với miệng ngậm châu ngọc, đầu và cổ được chạm khắc hình vân xoắn. Hình dáng nghê ở lăng Quận Vân là đặc trưng cho nghê của Việt Nam. Con bên trái đặt chân lên quả cầu, con bên phải đặt chân lên nghê con.

Ông Phạm Gia Phán Chủ tịch MTTQ xã Vân Tảo thông tin, năm 1980, một cuộc khai quật khảo cổ với quy mô lớn được hoàn thành thì lăng mộ đá với quy mô lớn hiện ra trước sự ngỡ ngàng của người dân trong vùng. Theo thông tin lịch sử, đá để xây dựng khu lăng được lấy về từ Đông Triều (Quảng Ninh). Đến nay, giới chuyên môn vẫn tiếp tục tìm hiểu việc, bằng cách gì những khối đá nặng hàng chục tấn được vận chuyển về đây với phương tiện thô sơ giai đoạn đầu thế kỷ 18.

Ông Phạm Gia Phán Chủ tịch MTTQ xã Vân Tảo thông tin, năm 1980, một cuộc khai quật khảo cổ với quy mô lớn được hoàn thành thì lăng mộ đá với quy mô lớn hiện ra trước sự ngỡ ngàng của người dân trong vùng. Theo thông tin lịch sử, đá để xây dựng khu lăng được lấy về từ Đông Triều (Quảng Ninh). Đến nay, giới chuyên môn vẫn tiếp tục tìm hiểu việc, bằng cách gì những khối đá nặng hàng chục tấn được vận chuyển về đây với phương tiện thô sơ giai đoạn đầu thế kỷ 18.

Nguồn: [Link nguồn]

Khám phá công trình lăng mộ cổ bằng đá bậc nhất Thủ đô

Toàn bộ lăng được xây bằng đá theo kiểu chữ “Đinh”, dài 8m, cao 6m. Bên trong có hai ngôi mộ lớn bằng đá cẩm thạch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN