Khu đất sẽ xây dựng tổ hợp ga đường sắt 19.000 tỷ đồng ở Hà Nội

Tổ hợp ga Ngọc Hồi sẽ được xây dựng trong khoảng 1,5km2 trên tổng diện tích 1,7km2 bao gồm nhà ga, khu depot, trạm bảo dưỡng... của các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị.

Khu đất có diện tích 1,7km2 thuộc huyện Thanh Trì (nằm gần quốc lộ 1A) là nơi được chọn xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi bao gồm nhà ga, khu depot, trạm bảo dưỡng... của các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị.

Khu đất có diện tích 1,7km2 thuộc huyện Thanh Trì (nằm gần quốc lộ 1A) là nơi được chọn xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi bao gồm nhà ga, khu depot, trạm bảo dưỡng... của các tuyến đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị.

Phía đông khu tổ hợp ga Ngọc Hồi giáp cụm công nghiệp Ngọc Hồi; phía tây giáp khu phát triển đô thị; phía bắc giáp đường vành đai 3,5 (đường quy hoạch); phía nam giáp đường Tả Thanh Oai - Đại Áng - Liên Ninh. Trong ảnh là đoạn ngã rẽ, giao với khu tổ hợp tại phía nam.

Phía đông khu tổ hợp ga Ngọc Hồi giáp cụm công nghiệp Ngọc Hồi; phía tây giáp khu phát triển đô thị; phía bắc giáp đường vành đai 3,5 (đường quy hoạch); phía nam giáp đường Tả Thanh Oai - Đại Áng - Liên Ninh. Trong ảnh là đoạn ngã rẽ, giao với khu tổ hợp tại phía nam.

Theo quy hoạch, tổ hợp ga Ngọc Hồi sẽ được xây dựng trong khoảng 1,5km2 trên tổng diện tích 1,7km2. Hiện nay, nơi đây vẫn là một bãi đất trống rộng lớn, chủ yếu là các ao hồ, cánh đồng. Một phần diện tích là nhà cửa, bãi đậu xe, nhà xưởng và làng xóm với dân cư đông đúc.

Theo quy hoạch, tổ hợp ga Ngọc Hồi sẽ được xây dựng trong khoảng 1,5km2 trên tổng diện tích 1,7km2. Hiện nay, nơi đây vẫn là một bãi đất trống rộng lớn, chủ yếu là các ao hồ, cánh đồng. Một phần diện tích là nhà cửa, bãi đậu xe, nhà xưởng và làng xóm với dân cư đông đúc.

 Việc này tạo sức ép lớn cho việc thực hiện giải phóng mặt bằng. Dự án ga Ngọc Hồi đã bị ảnh hưởng và chậm triển khai do công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư và giải ngân vốn chậm so với kế hoạch.

 Việc này tạo sức ép lớn cho việc thực hiện giải phóng mặt bằng. Dự án ga Ngọc Hồi đã bị ảnh hưởng và chậm triển khai do công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư và giải ngân vốn chậm so với kế hoạch.

Lối vào xung quanh khu đất là con đường mòn nhỏ, cỏ cây mọc um tùm. Phần đất được quây tôn kín. Ở một vài nơi người dân vẫn chăn thả gia súc, gia cầm hoặc làm hồ câu cá.

Lối vào xung quanh khu đất là con đường mòn nhỏ, cỏ cây mọc um tùm. Phần đất được quây tôn kín. Ở một vài nơi người dân vẫn chăn thả gia súc, gia cầm hoặc làm hồ câu cá.

Sau khi hoàn thiện, tổ hợp ga Ngọc Hồi sẽ trở thành điểm dừng chân của tuyến đường sắt Bắc - Nam. Trong tương lai sẽ có thêm đường sắt vành đai phía đông, phía tây và các tuyến đường sắt đô thị (Yên Viên - Ngọc Hồi; Nội Bài - Ngọc Hồi…) dừng đỗ.

Sau khi hoàn thiện, tổ hợp ga Ngọc Hồi sẽ trở thành điểm dừng chân của tuyến đường sắt Bắc - Nam. Trong tương lai sẽ có thêm đường sắt vành đai phía đông, phía tây và các tuyến đường sắt đô thị (Yên Viên - Ngọc Hồi; Nội Bài - Ngọc Hồi…) dừng đỗ.

Tuyến đường sắt sẽ cải thiện và tận dụng hệ thống cơ sở vật chất hiện có của các ga nối từ ga Yên Viên - ga Gia Lâm - ga Hà Nội - ga Giáp Bát. Trong ảnh là ga Giáp Bát với chức năng chính là điểm dừng đỗ của tàu hàng.

Tuyến đường sắt sẽ cải thiện và tận dụng hệ thống cơ sở vật chất hiện có của các ga nối từ ga Yên Viên - ga Gia Lâm - ga Hà Nội - ga Giáp Bát. Trong ảnh là ga Giáp Bát với chức năng chính là điểm dừng đỗ của tàu hàng.

Mục đích xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi là để hoàn trả chức năng của ga Hà Nội và ga Giáp Bát hiện nay và đầu tư một số khu chức năng cho các tuyến đường sắt tương lai.

Mục đích xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi là để hoàn trả chức năng của ga Hà Nội và ga Giáp Bát hiện nay và đầu tư một số khu chức năng cho các tuyến đường sắt tương lai.

Bộ GTVT đang triển khai rà soát Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia, lập quy hoạch tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP Hà Nội để làm cơ sở huy động nguồn lực đầu tư hệ thống đường sắt hiện đại, đồng bộ. Theo đó, Bộ GTVT cơ bản thống nhất một số thông số kỹ thuật chủ yếu như sau: Tốc độ lớn nhất V≥160km/h, tải trọng trục 22,5 tấn/trục, chiều dài dùng được đường ga thời kỳ tương lai ≥850m.

Bộ GTVT đang triển khai rà soát Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia, lập quy hoạch tuyến, ga đường sắt khu vực đầu mối TP Hà Nội để làm cơ sở huy động nguồn lực đầu tư hệ thống đường sắt hiện đại, đồng bộ. Theo đó, Bộ GTVT cơ bản thống nhất một số thông số kỹ thuật chủ yếu như sau: Tốc độ lớn nhất V≥160km/h, tải trọng trục 22,5 tấn/trục, chiều dài dùng được đường ga thời kỳ tương lai ≥850m.

Giai đoạn từ nay đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống đường sắt quốc gia tại Hà Nội sẽ được thực hiện theo mô hình hướng tâm và tiếp cận đến các đường vành đai. Trục hướng tâm Hà Nội sẽ kết nối trực tiếp với đường vành đai, do vậy các tuyến đường sắt quốc gia không tổ chức đi xuyên tâm thành phố.

Giai đoạn từ nay đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống đường sắt quốc gia tại Hà Nội sẽ được thực hiện theo mô hình hướng tâm và tiếp cận đến các đường vành đai. Trục hướng tâm Hà Nội sẽ kết nối trực tiếp với đường vành đai, do vậy các tuyến đường sắt quốc gia không tổ chức đi xuyên tâm thành phố.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhằm tạo thuận lợi cho hành khách, Trung tâm quản lý và điều hành giao thông Hà Nội vừa hoàn thiện phương án kết nối các tuyến buýt với đường sắt đô thị. Tuyến đường  sắt đô thị đoạn trên cao Nhổn - Ga Hà Nội sẽ có 36 tuyến buýt kết nối.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thạch Thảo ([Tên nguồn])
Công trình giao thông trọng điểm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN