Không khí lạnh liên tiếp dồn xuống, miền Bắc chuyển rét
Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Hai đợt không khí lạnh dồn xuống miền Bắc
Ảnh minh họa: TTXVN
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn, ngày 26-27/10, một đợt không khí lạnh được tăng cường xuống miền Bắc. Theo dự báo, đợt không khí lạnh này cùng với sự ảnh hưởng của bão Trami sẽ gây mưa cho miền Bắc và miền Trung từ ngày mai. Vùng núi phía Bắc chuyển rét.
Ngày 27/10, ảnh hưởng của bão Trami kết hợp với không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ gần như toàn miền giảm, trong đó nhiệt độ ở một số tỉnh thành Đông Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ giảm rõ rệt nhất.
Cụ thể, nhiệt độ cao nhất trong ngày 26/10 ở Hà Nội vẫn khoảng 30 - 31oC (nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời). Các tỉnh thành lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định… có nhiệt độ tương tự.
Đến ngày 27/10, do vừa có không khí lạnh về tiếp, vừa có ảnh hưởng của bão số 6, nhiệt độ cao nhất trong ngày ở Hà Nội giảm luôn 4 - 5oC, trưa và chiều cũng chỉ khoảng 25oC, sáng sớm có thể chỉ 20oC hoặc thấp hơn, trời mát lạnh, độ ẩm tăng. Ở các tỉnh thành ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, trời có thể lạnh cả ngày.
Trạng thái thời tiết này ở miền Bắc có khả năng kéo dài 2 ngày, sau đó do bão Trami đi ra xa nước ta nên thời tiết ở Đông Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ lại hanh khô, sáng se lạnh (vùng núi có thể rét) và ngày nhiều nắng ấm.
Theo dự báo những ngày tới của cơ quan khí tượng, tới khoảng ngày 2-3/11, một đợt không khí lạnh sẽ tràn xuống, miền Bắc trời rét về đêm và sáng.
Trước đó, nhận định về các đợt không khí lạnh của mùa Đông năm nay, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết, rét đậm, rét hại có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 12/2024-1/2025. Cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía bắc, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá.
Hiện tượng rét đậm, rét hại tại khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện trên diện rộng từ nửa cuối tháng 12 (tương đương so với trung bình nhiều năm).
Dự báo thời tiết những ngày tới trên cả nước:
- Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An: có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An từ đêm 27-28/10 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét.
- Khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định và Bắc Tây Nguyên: từ đêm 27-28/10 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to.
- Các khu vực khác: có mưa rào và dông vài nơi; riêng Nam Tây Nguyên và Nam Bộ từ 27-31/10, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác.
Tin bão mới nhất 26/10: Bão số 6 giật cấp 14, gây mưa dông, gió mạnh cả trên biển và đất liền Trung Bộ
Hồi 04 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 114,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 230km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h.
Dự báo diễn biến bão (24 đến 72 giờ tới):
Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Đông mỗi giờ đi được khoảng 10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.
Dự báo tác động của bão:
Trên biển:
- Khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 14, sóng biển cao 5,0-7,0m, vùng gần tâm bão 7,0-9,0m; biển động dữ dội.
- Từ đêm 26/10, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.
Nước dâng do bão vùng ven bờ: Từ sáng ngày 27/10, ven biển các tỉnh từ Quảng Trị tới Quảng Nam có khả năng xuất hiện nước dâng do bão cao từ 0,4-0,6m.
- Tàu/thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên (đặc biệt trên khu vực huyện đảo Hoàng Sa), khu vực biển ven bờ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
- Nguy cơ cao sạt lở đê, kè biển tại ven biển các tỉnh từ Quảng Trị tới Quảng Nam do tác động của sóng lớn và nước dâng do bão.
Trên đất liền:
Từ sáng ngày 27/10, trên đất liền ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11.
Mưa lớn:
Từ chiều tối và đêm 26/10 đến 28/10, ở khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 300-500mm, cục bộ có nơi trên 700mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/3h). Khu vực Hà Tĩnh-Quảng Bình, Bình Định và Bắc Tây Nguyên có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm.
Diễn biến bão số 6 còn rất phức tạp và có thể có thay đổi. Cần lưu ý cập nhật trong các bản tin bão tiếp theo.
Nguồn: [Link nguồn]
Sáng sớm nay (26/10), bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, giật cấp 14. Từ chiều tối và đêm nay, hoàn lưu phía tây của bão bắt đầu gây mưa lớn cho các tỉnh...