Không dùng tiền lôi kéo, mua chuộc cử tri

Sự kiện: Tin ngắn

Tại kỳ bầu cử này, thời gian vận động bầu cử bắt đầu từ sau khi công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. Khi vận động bầu cử, người ứng cử không sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

Người dân theo dõi danh sách cử tri được niêm yết tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: LD

Người dân theo dõi danh sách cử tri được niêm yết tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: LD

Vận động bầu cử trong sáng

Theo quy định, thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và được kết thúc trước 7 giờ ngày 22/5/2021.

Tại buổi làm việc với Ủy ban bầu cử tỉnh Bình Phước, ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết, từ nay đến ngày bầu cử không còn dài. Đây là giai đoạn nước rút, có ý nghĩa quyết định đến thành công của bầu cử. Do vậy, cần tổ chức tốt các hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc để người ứng cử báo cáo chương trình hành động với cử tri.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương lưu ý, ứng cử viên cần vận động một cách trong sáng, công khai, để cử tri lựa chọn được người ưu tú, đúng mong muốn. Đặc biệt, ứng cử viên cần phải có tinh thần trách nhiệm và giữ lời hứa với cử tri.

Tại hội nghị tập huấn kỹ năng vận động bầu cử cho người ứng cử, ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam lưu ý, việc tổ chức cho những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc cử tri nơi ứng cử phải được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Ngoài các cuộc tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi ứng cử, việc vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin, đại chúng cũng là “kênh” rất quan trọng để các ứng cử viên được thực hiện quyền vận động bầu cử.

“Nhiều đồng chí hứa, nếu trúng cử sẽ làm một loạt vấn đề, xây trường học này kia ngoài tầm của mình. Cái gì thực tế, thiết thực thì mình hứa”.

Ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Đặc biệt, ông cũng nhấn mạnh đến việc tránh lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình. “Để đảm bảo công bằng, bình đẳng cho các ứng cử viên, không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. Đặc biệt, người ứng cử không sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri”, ông Thực nhấn mạnh.

Trao đổi với phóng viên, nhiều đại biểu có kinh nghiệm trong hoạt động nghị trường cũng lưu ý đến tình trạng lợi dụng, hứa hẹn, lấy lòng cử tri, vận động bầu cử không trong sáng. “Có những người phát tiền cho cử tri, hứa sẽ xây nhà, xây trường, xây trạm y tế, rồi hứa làm cầu, làm đường… Những việc làm đó là tốt, nếu như họ giữ lời và thực hiện vào dịp khác, chứ không phải khi vận động bầu cử. Như thế là coi như họ đã đưa quyền lợi vật chất ra để mua phiếu cử tri”, ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội nhiều khóa, chia sẻ.

Hứa những điều thực tế

Tại một số hội nghị tập huấn cho các ứng cử viên lần đầu ứng cử, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, không khí dân chủ và trình độ dân trí ngày càng mở rộng, nâng cao nên những gửi gắm mong muốn ngày càng cụ thể hơn, kỳ vọng cao hơn.

“Có những người phát tiền cho cử tri, hứa sẽ xây nhà, xây trường, xây trạm y tế, rồi hứa làm cầu, làm đường… Những việc làm đó là tốt, nếu như họ giữ lời và thực hiện vào dịp khác, chứ không phải khi vận động bầu cử. Như thế là coi như họ đã đưa quyền lợi vật chất ra để mua phiếu cử tri”

Ông Mẫn lưu ý, trong quá trình tiếp xúc cử tri, ứng cử viên không nên quá áp lực, phải biết thế mạnh của mình để phát huy chương trình hành động sao cho ngắn gọn, thuyết phục. Khi trình bày phải tự tin, chân thành, hấp dẫn, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, vì lợi ích của nhân dân, để cử tri có nhiều thiện cảm, ấn tượng và tin tưởng bỏ phiếu cho mình.

Đặc biệt, theo ông Mẫn, mỗi chương trình hành động phải ngắn gọn, trình bày tối đa từ 5 - 7 phút. Bởi trong điều kiện thời tiết mùa hè nắng nóng, ứng cử viên trình bày tới 15 - 20 phút thì sẽ rất dài. Ông cũng lưu ý ứng cử viên không nên hứa hẹn với cử tri về những vấn đề thiếu thiết thực. “Nhiều đồng chí hứa, nếu trúng cử sẽ làm một loạt vấn đề, xây trường học này kia ngoài tầm của mình. Cái gì thực tế, thiết thực thì mình hứa”, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Thông tin hướng dẫn cho các ứng cử viên về vận động bầu cử, ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, việc vận động bầu cử được tiến hành bằng 2 hình thức: Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử và thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài hai hình thức nêu trên, pháp luật không quy định các hình thức vận động bầu cử khác như trên internet, mạng xã hội, tờ rơi, gặp gỡ riêng các nhóm cử tri…

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Công an chuẩn bị những gì để đảm bảo an ninh, an toàn bầu cử ĐBQH khóa XV?

"Đảm bảo an ninh, trật tự bầu cử ĐBQH khóa XV, không để xảy ra sai sót dù nhỏ nhất" - Đó là chỉ đạo của Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thành Nam ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN