Không chỉ cấm ngực lép lái tàu, đây từng là những đề xuất gây tranh cãi của Bộ Y tế

Sự kiện: Thời sự

Cấm người có bệnh sinh dục, ngực lép lái tàu; Ngực lép không được lái; Cấm bán rượu bia sau 22 giờ… là những dự thảo, đề án mà Bộ Y tế từng đưa ra gây tranh cãi trong dư luận.

Cấm người có bệnh sinh dục, ngực lép lái tàu

Mới đây, dư luận đang xôn xao về dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ Y tế xây dựng.

Không chỉ cấm ngực lép lái tàu, đây từng là những đề xuất gây tranh cãi của Bộ Y tế - 1

Nam giới mắc bệnh về đường sinh dục, nữ giới ngực lép sẽ không được tuyển vào nghề lái tàu.

Theo đó, để có thể đảm nhận các chức danh của ngành đường sắt như lái tàu, phụ lái tàu, trưởng tàu, trực ban chạy tàu ga, điều độ chạy tàu, nhân viên gác ghi… các ứng viên phải khám đủ 13 mục như: mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, tim, phổi, máu…

Đặc biệt, hạng mục liên quan đến chức năng sinh lý, sinh dục, các ứng viên đầu vào lái tàu, phụ lái tàu sẽ bị loại nếu mắc các bệnh như tràn dịch màng tinh hoàn, bệnh đường niệu đạo - dương vật phải can thiệp phẫu thuật.

Trong tiêu chuẩn thể lực, các đối tượng trên đều phải đạt chỉ số tối thiểu về chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, lực bóp tay, lực kéo thân. Ví dụ, lái tàu, phụ lái tàu là nam giới phải: cao từ 1,64 m trở lên, cân nặng từ 52 kg, vòng ngực trung bình từ 80 cm, lực bóp tay thuận từ 37 kg, lực kéo thân từ 100 kg.Nữ giới là trưởng tàu, trực ban chạy tàu, nhân viên gác ghi, điều độ chạy tàu phải cao từ 1,53 m, cân nặng 45 kg, vòng ngực trung bình từ 75 cm trở lên.

Ở nhóm bệnh ngoài da, dự thảo này quy định các bệnh viêm da, ghẻ có biến chứng, xạm da từ độ 2 trở lên thuộc nhóm không đủ điều kiện sức khỏe để tuyển dụng.

Ngực lép không được lái xe

Năm 2013, Bộ Y tế và Bộ GT-VT từng cùng nhau xây dựng Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ôtô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe.

Không chỉ cấm ngực lép lái tàu, đây từng là những đề xuất gây tranh cãi của Bộ Y tế - 2

 Quy định ngực lép không được lái xe của Bộ Y tế đã bị bãi bỏ. (ảnh minh họa: Dương Thanh).

Đáng chú ý, trong Dự thảo lần này, những tiêu chuẩn từng gây phản ứng dữ dội từ dư luận từ năm 2008 như ngực lép, thấp bé, nhẹ cân… không được lái xe máy trên 50cm3 gần như vẫn được giữ nguyên.

Thậm chí, những người bị các bệnh da liễu truyền nhiễm có khả năng lây lan như vẩy nến, nhiễm nấm... có thể cũng thuộc diện không được cấp bằng lái xe.

Sau khi nhận được những phản ứng gay gắt từ dư luận, cuối năm 2014, Dự thảo đã buộc phải bỏ qua những quy định từng gây tranh cãi như người ngực lép, 6 ngón không được lái xe.

Sinh con gái có thể được hỗ trợ tiền

Năm 2013, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) kiến nghị Chính phủ xem xét Đề án can thiệp giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong đó, một giải pháp được đặc biệt chú ý là thực hiện việc hỗ trợ những gia đình sinh con một bề là gái theo đúng chính sách (sinh 1-2 con).

Không chỉ cấm ngực lép lái tàu, đây từng là những đề xuất gây tranh cãi của Bộ Y tế - 3

Sinh con gái được thưởng tiền cũng từng gây xôn xao dư luận.

Cụ thể, những gia đình này sẽ được hỗ trợ tiền mặt, ưu đãi các em gái trong việc đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo nghề, việc làm, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình. Ưu tiên nhập học, miễn giảm các khoản phí, chỗ ở ký túc xá, dạy nghề, giải quyết việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và các phúc lợi xã hội khác…

Dù vậy, Đề án này khiến không ít người lo ngại rằng, sẽ khoét sâu khoảng cách giới, làm thiệt thòi cho các gia đình “vô tình” sinh toàn con trai. Ngay cả các gia đình sinh toàn con gái cũng có tâm lý “tủi thân”.

Cấm bán rượu bia sau 22 giờ

Tháng 7/2014, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đưa raDự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia. Dự thảo quy định cấm uống, bán rượu bia đối với những người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người có bệnh lý; tại các địa điểm cấm bán; tại các cơ sở y tế; giáo dục; vui chơi giải trí cho trẻ; nơi làm việc…

Không chỉ cấm ngực lép lái tàu, đây từng là những đề xuất gây tranh cãi của Bộ Y tế - 4

Dự thảo cấm bán rượu bia sau 22 giờ vẫn chưa được thông qua.

Đặc biệt, Dự thảo còn quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ.Bộ Y tế khẳng định, quy định cấm rượu bia sau 22 giờ đủ cơ sở thực tiễn, pháp lý. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cho rằng, dự thảo này được cho rằng thiếu khả thi vì chưa ở đâu mua bia rượu lại dễ và rẻ như ở Việt Nam.

Trong khi đó, nếu khi đưa ra quy định mà thiếu sự kiểm soát và tuyên truyền ý thức đến người dân thì vô hình chung quy định lại trở thành cái bẫy và là cơ hội để tiếp tay cho hàng lậu lộng hành.

Mặt khác, Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT-DL) không đồng tình với đánh giá của Bộ Y tế cho rằng quy định này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.Phòng chống tác hại của lạm dụng ruợu bia là chủ trương đúng, nhưng phải tính đến khả năng hiện thực hóa.

Phá thai có điều kiện

Năm 2015, Dự thảo Luật Dân số lần thứ 3 (Bộ Y tế) đưa ra những quy định như cấm phá thai trên 12 tuần tuổi. Trừ các trường hợp đặc biệt như: có thai do bị hiếp dâm, loạn luân, người chưa thành niên, chưa kết hôn, có bằng chứng về dị tật thai nhi…

Không chỉ cấm ngực lép lái tàu, đây từng là những đề xuất gây tranh cãi của Bộ Y tế - 5

Phá thai có thể gây ra những hệ lụy khôn lường. (ảnh minh họa: Linh Võ).

Dự thảo đã gây ra tranh cãi khi quy định có thể hạn chế tình trạng phá thai quá dễ dãi, giúp làm tăng trách nhiệm phòng tránh thai, hạn chế sự lợi dụng phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi.

Tuy nhiên, cấm đồng nghĩa hạn chế quyền sinh sản của cá nhân, nhất là người mang thai ngoài ý muốn nhưng chưa có ý định sinh, còn muốn rảnh rang để làm kinh tế, học tập… Việc cấm đoán có thể làm gia tăng tình trạng nạo phá thai không an toàn.

Bộ Y tế bác tin cấm “ngực lép“ lái xe

Bộ Y tế chưa có văn bản dự thảo chính thức quy định cấm “ngực lép” lái xe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN