Khối thuốc nổ một tấn trên đồi A1: Chuyện giờ mới kể

Sự kiện: 24h vạn dặm

Đến giờ, ai đến thăm chiến trường xưa Điện Biên Phủ đều đến di tích lịch sử đồi A1. Trước hết để viếng nghĩa trang lịch sử dưới chân đồi A1 nơi có hàng ngàn ngôi mộ và danh sách các liệt sĩ đã hy sinh tại Điện Biên Phủ và lên trên đỉnh đồi nơi trận đánh ác liệt nhất và thương vong nhiều nhất của ta và địch trong chiến dịch lịch sử này.

Trên đồi có một hố to như hố bom rộng khoảng hơn chục mét, sâu chừng 4 đến 5 mét. Đó là di tích còn lại của khối thuốc nổ 1 tấn (1.000 kg), loại bộc phá lớn của quân ta lần đầu tiên sử dụng trong suốt 30 năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có nhiều sự tích oanh liệt của các anh hùng liệt sĩ. Đó là Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo khỏi rơi xuống vực sâu. Đó là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận mở đầu tiến công Him Lam. Đó là Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng trận đánh ở Mương Pìn. Đó là Trần Can người chỉ huy xung kích lập công xuất sắc trong 3 trận công đồn liên tiếp, hy sinh trong trận đánh cuối cùng.

Còn chiến công thầm lặng của các chiến sĩ công binh, ngày đêm đào hầm, tiến vào đồn địch ở A1 ít người biết đến. Chỉ chứng kiến một di tích lịch sử còn mãi với thời gian là hố sâu trên đồi A1.

Sáng 22/4/1954, các đơn vị xung kích của ta tấn công sân bay Mường Thanh và đến chiều cùng ngày đã làm chủ sân bay này

Sáng 22/4/1954, các đơn vị xung kích của ta tấn công sân bay Mường Thanh và đến chiều cùng ngày đã làm chủ sân bay này

Từ khoảng ngày 5/4 đến 30/4/1954 trong gần 1 tháng, chiến sĩ công binh đã dũng cảm, kiên cường, lao động cật lực đào một đường hầm từ trận địa ta dưới chân đồi đến đỉnh đồi nơi có hầm ngầm của quân địch.

Vì sao phải làm con đường hầm đó? Ai đã có ý tưởng đề xuất công việc khó khăn này. Tôi đã tìm hiểu qua các tư liệu và nhân chứng sống để biết về vấn đề này như sau:

Sau đợt 1 chiến dịch ta đã tiêu diệt một loạt cứ điểm Him Lam, Độc lập, bản Kéo bóc một mảng lớn hệ thống phòng ngự của địch ở phân khu Bắc.

Đợt 2 chiến dịch các đơn vị của đại đoàn 316, đại đoàn 312 có nhiệm vụ tiêu diệt các cứ điểm A1, C1, D1 và E trên dãy cao điểm phía Đông bên tả ngạn sông Nậm Rốm, trong đêm 30/3/1954. Các đơn vị đều đã hoàn thành nhiệm vụ, tiêu diệt các cứ điểm D1, E và C1.

Chứng tích của khối thuốc nổ 1 tấn trên đồi A1 là di tích chiến tranh (vật thể) còn mãi với thời gian. Nó chứng minh một chiến công của các chiến sĩ công binh thầm lặng chui sâu vào lòng đất, thể hiện ý chí quyết tâm khắc phục mọi khó khăn gian khổ, lòng dũng cảm sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, cùng với sự lao động bền bỉ, quên mình để hoàn thành nhiệm vụ.

Riêng đồi A1 trận đánh diễn ra rất ác liệt. Địch liên tục phản kích, nên ta mới chỉ chiếm được phần đồi phía dưới, Trung đoàn 174 bị thương vong nhiều do pháo cối của địch khi tấn công đã lên lô cốt cuối cùng.

Bộ chỉ huy chiến dịch lệnh cho Trung đoàn 102 đại đoàn 308 từ phía Tây sang để tiếp tục tiêu diệt đồi A1.

Đêm 31/3 Trung đoàn 102, đơn vị có truyền thống đánh công kiện, tiếp tục tiến công A1 nhưng địch cố thủ trong hầm ngầm phía trên đỉnh đồi nên ta chưa tiêu diệt được. Ta tiếp tục tiến công vào đêm 1/4 vẫn chưa giải quyết xong. Sau đó ta phát hiện trên đỉnh đồi có hầm ngầm, địch rút vào đó cố thủ. Bộ ra lệnh ngừng tiến công và giữ vững trận địa đã chiếm được để tìm cách tiêu diệt địch. A1 trở thành vấn đề nhức nhối của các đơn vị tiến công và cả Bộ Tư lệnh chiến dịch.

Trung đoàn trưởng 174 Nguyễn Hứa An đề nghị BTL chiến dịch cho đào một đường hầm đến dưới hầm ngầm của địch và dùng khối bộc phá thật lớn cho nổ tung hầm ngầm mới tiêu diệt được địch ở A1.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chuẩn y và giao cho công binh đảm nhiệm công việc khó khăn này, 1 đội công binh đặc biệt gồm những chiến sĩ khoẻ mạnh dũng cảm gồm 25 người do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung cán bộ công binh trực tiếp chỉ huy.

Dự kiến 14 ngày sẽ hoàn thành, không ngờ đất đồi A1 cực rắn chỉ dùng cuốc chim và xà beng mới đào được. Ngày đầu tiên mở cửa hầm chỉ đào được 90cm, càng vào sâu càng thêm khó vì thiếu không khí và thiếu ánh sáng, số đất đào mang ra càng nhiều. Tổ 3 người chỉ đào được 20 phút lại phải thay ra. Một điều rất quan trọng là phải giữ được bí mật của hầm. Các chiến sĩ phòng ngự ở đây nguyện chiến đấu, hy sinh tới người cuối cùng nếu địch phát hiện và tấn công vào cửa hầm.

Chiều 7/5/1954, lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát, Điện Biên hoàn toàn giải phóng.

Chiều 7/5/1954, lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát, Điện Biên hoàn toàn giải phóng.

Sau 14 ngày đường hầm vẫn chưa hoàn thành kế hoạch đề ra quá hạn, dù đào liên tục cả ngày và đêm vẫn chưa tới đích. Như vậy cuộc tiến công cuối cùng phụ thuộc nhiều vào con đường hầm này. Không thể chờ đợi thêm vì thời gian toàn cục gấp rút, cấp trên cho rằng nếu cự ly còn xa, không đủ phá hầm ngầm thì cũng sát thương địch và tiếng nổ uy hiếp tinh thần chúng.

Đúng 20h30' ngày 6/5/1954 lệnh tấn công đợt cuối cùng vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu. Hiệu lệnh nổ súng cho toàn mặt trận là tiếng nổ của khối bộc phá ngàn cân ở A1. Mọi người được lệnh quay lưng về phía đồi A1, bịt tai, há mồm vì tiếng nổ rất lớn.

Nhưng thực tế không có tiếng nổ lớn như thế, chỉ nghe tiếng ục, không rền trời nhưng đất rung chuyển. Có lẽ khối nổ ở sâu trong lòng đất kiểu bom nổ chậm. Tuy vậy sức công phá rất dữ dội, thổi bay lô cốt phía trên và phần lớn đại đội dù số 2 của địch. Khối nổ còn cách hầm ngầm của địch vài chục mét (sau này đo lại từ tâm nổ đến hầm ngầm là 30 mét). Dù không phá được hầm ngầm nhưng chấn động làm cho quân địch ngất xỉu, tạo điều kiện cho ta xung phong tiêu diệt và bắt sống quân địch trên đồi A1. Hồi ký của những tù binh sau này đều thừa nhận: “tiếng nổ của nó át mọi tiếng nổ khác, tiếng gầm kéo dài trong vài giây với âm lượng trầm cả quả đồi rung rinh như động đất…”.

Có dịp cùng công tác và chiến đấu ở chiến trường miền Nam (B2) khi anh Xuyên Khung là chủ nhiệm công binh miền (R) tôi là phó chính uỷ Bộ tư lệnh pháo binh, anh Xuyên Khung kể lại: Tôi trực tiếp chỉ huy đội công binh đào hầm, đo đạc và hướng dẫn theo bản đồ, đồng chí Lưu Viết Thoảng (anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) tiểu đội trưởng trực tiếp mở cửa hầm đầu tiên. Cấu tạo quả bộc phá ngàn cân có Xuyên Khung, Nguyễn Điệt và đồng chí Bạch.

Nguyễn Điệt nguyên là công nhân quân giới có kinh nghiệm làm bom, mìn. Khối bộc phá gồm 1.030kg thuốc nổ, 1.200 kíp, 42 quả lựu đạn.

Có hai phương pháp để kích nổ: Phương pháp kích nổ từ xa là điểm hoả bằng điện dùng máy phát 15 woat, phương pháp thứ hai là điểm hoả bằng nụ xoè có dây cháy chậm. Tuy nhiên Xuyên Khung vẫn lo lắng nếu 2 phương pháp trên không nổ thì làm thế nào?

Điệt nói: nếu tình huống xấu như vậy thì tôi và đồng chí Bạch sẽ vào tận nơi cho lựu đạn vào hốc mà giật. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ.

Khi được lệnh phát nổ đồng chí Điệt quay máy phát điện nhưng vẫn không nổ (có lẽ do dây điện bị ẩm và nối nhiều chỗ). Nên phải dùng phương pháp giật nụ xoè, lập tức phát nổ.

Nguyễn Hữu Tài (Nguyên Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 209 Đại đoàn 312 trong chiến dịch Điện Biên Phủ)

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyện những người lính thợ ở Trường Sa

Trong hải trình những ngày cuối tháng 4 thăm Trường Sa mới đây, con tàu KN 491 đã đưa Đoàn công tác thành phố Hà Nội đến 3 trong tổng số 4 âu tàu lớn - “mái nhà chung” của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo pv ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN