Kho báu vua Hàm Nghi, sự thật và huyền thoại: Quyết chiến

Sự kiện: Tin ngắn

“Lúc đó vua Hàm Nghi còn rất trẻ, vẻ mặt hiền dịu nhưng trang nghiêm. Ông mặc chiếc hoàng bào, ngồi trên chiếc kiệu chạm trổ hình rồng có 4 người khiêng và 4 sỹ quan tuỳ tùng bên cạnh. Tiếp theo là 2 tướng Tôn Thất Thuyết và Trần Soạn cùng 100 lính trang bị gươm, súng. Đoàn hộ tống khiêng theo 50 thùng lớn, 3 con voi và 5 con ngựa…” – hình ảnh của vua Hàm Nghi khi từ Hương Khê (Hà Tĩnh) vào Minh Hóa (Quảng Bình) tiếp tục lãnh đạo phong trào Cần Vương qua lời kể của người dân địa phương.

Rời bỏ ngai vàng, nếm mật nằm gai chống giặc

Theo Tiến sỹ sử học Nguyễn Khắc Thái, người nhiều năm nghiên cứu về vua Hàm Nghi, đặc biệt là thời gian mà vị vua trẻ này lưu lại vùng rừng núi Quảng Bình để lãnh đạo phong trào Cần Vương: “Vua Hàm Nghi là một người sáng dạ, thông minh ngay từ nhỏ. Sinh năm 1871, lên ngôi lúc mới 13 tuổi, nhưng ông đã ý thức được nỗi nhục mất nước và luôn đau đáu về một nền độc lập cho dân tộc” - Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái nhận định.

Trước sự ngang ngược của Thực dân Pháp, muốn biến vị vua trẻ Hàm Nghi thành bù nhìn phục vụ lợi ích cho Pháp, khiến mâu thuẫn giữa phe chủ chiến mà đứng đầu là Thượng thư Bộ binh Tôn Thất Thuyết với người Pháp ngày càng căng thẳng. Nửa đêm ngày 5/7/1885, quân đội của triều đình nhà Nguyễn, dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết đã chủ động tấn công trại lính của Pháp ở Đồn Mang Cá và Tòa sứ Pháp, nằm đối diện kinh thành phía bên kia sông Hương nhằm đánh bật sự hiện diện của quân Pháp tại kinh thành Huế.

Trước sự vây ráp của quân Pháp, vua Hàm Nghi để lại Tam cung, lên đường đi căn cứ Tân Sở - một thành trì được vua Tự Đức cho xây dựng trước đó, phòng khi Kinh thành Huế có biến cố, nằm ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương, kêu gọi sỹ phu và dân chúng toàn quốc nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Pháp.

Cuộc tấn công thất bại, quân Pháp phản công dữ dội, áp sát Tử Cấm thành, Tôn Thất Thuyết đã hộ tống Hoàng tộc nhà Nguyễn rời kinh thành chạy ra Quảng Trị. Trước sự vây ráp của quân Pháp, vua Hàm Nghi để lại Tam cung, lên đường đi căn cứ Tân Sở - một thành trì được vua Tự Đức cho xây dựng trước đó, phòng khi Kinh thành Huế có biến cố, nằm ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương, kêu gọi sỹ phu và dân chúng toàn quốc nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Pháp.

Trước sự nổi dậy khắp nơi của dân chúng theo Chiếu Cần Vương, quân Pháp điên cuồng tấn công Tân Sở. Nhận thấy thành Tân Sở không thể trụ vững trước đại bác của người Pháp, vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng rời Tân Sở đi vòng sang Lào để về Hương Khê (Hà Tĩnh). Tại đây, nhà vua được nghĩa quân của Phan Đình Phùng và dân chúng hết mực ủng hộ và che chở. Tuy nhiên, một lần nữa đoàn quân kháng chiến của vua Hàm Nghi phải rời Hương Khê vào cao nguyên Minh Hóa (Quảng Bình), nơi có rừng núi bao bọc hiểm trở, với hy vọng làm “kinh đô” kháng chiến lâu dài.

Bị bắt bất ngờ và nghi vấn thất lạc kho báu

Theo cứ liệu lịch sử, khoảng tháng 10/1885, xa giá của vua Hàm Nghi vào đến đất Minh Hóa. Mặc dù là vùng đất hiểm trở, dân chúng một lòng theo phò, nhưng binh lực của đội quân kháng chiến quá yếu, nên vua Hàm Nghi liên tục phải chạy giặc, và rồi lưu lại thung lũng Ma Rai (Hóa Sơn ngày nay), nơi có con đường độc đạo qua eo Lập Cập hiểm trở...

Một góc Hóa Sơn ngày nay

Một góc Hóa Sơn ngày nay

135 năm trôi qua, kể từ ngày vua Hàm Nghi đóng quân ở đây, nhưng Hóa Sơn ngày nay vẫn được xem là nơi “thâm sơn, cùng cốc”. Con đường dẫn vào Hóa Sơn đã được nhựa hóa, nhiều lần hạ cốt đường nhưng eo Lập Cập thì vẫn vậy, dốc đứng và quanh co như thách thức sự hòa nhập của người dân Hóa Sơn với bên ngoài.

Ông Bàn Văn Sơn, cựu Bí thư Đảng ủy xã Hóa Sơn cho biết, chỗ gia đình ông đang sinh sống hiện nay ở thôn Đặng Hóa, trước đây là nền nhà cũ của vị quan cai quản vùng đất Ma Rai, được vua Hàm Nghi chọn làm nơi tá túc để chỉ đạo phong trào Cần Vương. “Tôi nghe ông bà nội kể lại rằng, ngày đó, vùng đất Hóa Sơn rừng núi hoang vu, người dân thưa thớt và cuộc sống vô cùng khó khăn. Nhưng, những ngày vua Hàm Nghi ở Hóa Sơn, bà con không chỉ góp sức bảo vệ mà còn ủng hộ lương thực, thực phẩm để “nuôi” nhà vua. Bà con có cái gì quý giá nhất cũng để dành dâng lên vua Hàm Nghi. Bà Nguyễn Thị Dị, là bà nội của ông Đinh Thanh Tiến (hiện là Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn), mặc dù rất nghèo, nhưng trong nhà có con gà mái và ổ trứng cũng mang đến ủng hộ nhà vua” - ông Sơn kể.

Tại Hóa Sơn, đội quân của vua Hàm Nghi nhiều lần chạm trán với quân Pháp. Nhờ sự thủy chung, son sắt của đồng bào người Sách, người Nguồn mà quân địch chưa một lần vượt qua được eo Lập Cập. Người dân Hóa Sơn vẫn kể mãi trận đánh được xem là kinh thiên động địa, giết chết một đại úy chỉ huy và hàng chục quân Pháp thương vong: Tháng 11/1885, một đạo quân Pháp do đại úy Hugo cùng hai trung úy Gaygere và Bellomy chỉ huy tiến vào Ma Rai. Nhưng khi lên đến lưng chừng eo Lập Cập thì bị đội quân bảo vệ nhà vua cùng người dân trong làng phục kích chặn đánh bằng gỗ, đá và tên độc lao từ trên đỉnh núi xuống. Quá nửa quân Pháp thương vong, đại úy Hugo trúng phải tên độc tử vong sau đó.

Mặc dù được dân chúng hy sinh bảo vệ, nhưng người Pháp thâm độc chặn mất con đường tiếp tế từ bên ngoài, buộc vua Hàm Nghi phải rời Ma Rai sau một thời gian đóng quân ở đây. Đêm khuya ngày 26/9/1888, vua Hàm Nghi bị bắt bất ngờ vì 2 tên lính dưới trướng phản bội. Không chịu đầu hàng giặc, vua Hàm Nghi sau đó bị đày sang Algeria, một quốc gia ở tận Bắc Phi cho đến khi qua đời.

Sự kiện vua Hàm Nghi bị bắt bất ngờ, những người tâm phúc bị giết… làm dấy lên nghi vấn về 50 chiếc thùng lớn mà đoàn tuỳ tùng gánh theo vua Hàm Nghi khi từ Hương Khê vào Minh Hóa đã bị thất lạc đâu đó. Người đời mặc định đó là vàng bạc, châu báu của triều đình mà vị vua yêu nước Hàm Nghi mang theo và được cất giấu nhiều nơi để phục vụ kháng chiến. Đặc biệt, tại Hóa Sơn đã từng phát lộ hàng tạ vàng, khiến không ít người mê đắm châu báu đã cố công tìm kiếm từ bấy đến nay.

(Còn nữa)

Phát hiện bộ phản vua Hàm Nghi sử dụng khi xuất bôn

Trong quá trình đi tìm dấu tích của vua Hàm Nghi sau khi rời kinh thành Huế, ra vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh để khởi xướng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN