'Kho báu' ven sông Cà Ty đã từng có người xin khai quật hơn 30 năm trước

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Việc một người ký quỹ 500 triệu đồng để khai quật “kho báu” dưới sông Cà Ty khiến dư luận nhớ lại từng có “kho báu” ven sông đã được đào bới hơn 30 năm trước.

Ngày 6-4, nguồn tin của PLO cho biết, liên quan đến việc ông HPT ngụ Bạc Liêu xin phép khai thác “kho báu” 3 tấn vàng chôn giấu dưới sông Cà Ty (Phan Thiết), Sở VHTT&DL tỉnh Bình Thuận đã hướng dẫn ông T thực hiện theo Nghị định 96/2009 của Chính phủ về xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, hải đảo và vùng biển Việt Nam.

Sông Cà Ty, nơi ông T cho rằng có "kho báu" 3 tấn vàng dưới lòng sông. Ảnh PN.

Sông Cà Ty, nơi ông T cho rằng có "kho báu" 3 tấn vàng dưới lòng sông. Ảnh PN.

“Kho báu” 3 tấn vàng dưới lòng sông

Theo đó, ông HPT phải chịu trách nhiệm về thông tin đã thông báo; lập phương án thăm dò, phương án khai quật và trục vớt và sau khi được phê duyệt mới được phép tiến hành.

Trao đổi với chúng tôi, ông T cho biết, nhiều năm qua ông đã theo đuổi và hiện chỉ một mình ông biết tọa độ, vị trí chính xác của “kho báu” 3 tấn vàng dưới sông Cà Ty.

“Sau khi tôi được cấp phép khai quật và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền, lúc đó tôi mới có thể thông tin cho báo chí được”, ông T chia sẻ.

Như đã đưa, ông HPT vừa có gởi đơn đến UBND tỉnh Bình Thuận và Sở VHTT&DL tỉnh xin khai thác vật quý. Cụ thể, ông T cho biết, ông tổ của ông đã phát hiện quân đội Nhật chôn giấu khoảng ba tấn vàng và vật quý dưới dòng sông Cà Ty đoạn qua TP Phan Thiết.

“Do thời gian quá dài nên tư liệu và hình ảnh không còn, chỉ truyền đến đời tôi và hiện giờ tôi biết được địa điểm mà thôi”, đơn của ông HPT khẳng định.

Theo ông T, nếu được cho phép, thời gian dự kiến khai thác “kho báu” sẽ từ ngày 1-5 đến ngày 10-5-2024 hoặc từ ngày 10-2-2025 đến ngày 20-2-2025 và ông T sẽ phối hợp với 3 công ty xây dựng là đối tác để khai thác.

Đối với biện pháp an toàn trong khai thác “kho báu”, ông HPT đề nghị cử 10 cán bộ công an bảo vệ an toàn trong thời gian khai thác và cán bộ tài chính kiểm kê tài sản sau khi khai thác được để đưa tài sản về kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận.

Ông T cũng yêu cầu cử 2 cán bộ có kinh nghiệm xử lý chất nổ để xử lý nếu phát hiện chất nổ và tất cả chi phí đều do ông T bỏ ra.

Ông T sẵn sàng ký quỹ 500 triệu đồng để khai thác "kho báu" dưới sông Cà Ty. Ảnh PN.

Ông T sẵn sàng ký quỹ 500 triệu đồng để khai thác "kho báu" dưới sông Cà Ty. Ảnh PN.

“Tôi xin cam kết nếu được sự cho phép tôi sẽ ký quỹ khắc phục môi trường tại kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận, số tiền là 500 triệu đồng và xin nhận lại sau khi bàn giao mặt bằng như hiện trạng ban đầu.

Tài sản khai thác được tôi xin nhận 30% tổng tài sản thu được, 70% còn lại tôi xin bàn giao cho kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận để các cấp lãnh đạo xử lý”, ông T nêu rõ.

“Kho báu” ven sông Cà Ty hơn 30 năm trước

Việc ông T xin khai thác “kho báu” dưới sông Cà Ty khiến nhiều người ở Bình Thuận nhớ lại cách nay hơn 30 năm cũng có một “kho báu” ở ven sông Cà Ty, nằm trên đường Trưng Trắc, phường Đức Nghĩa, TP Phan Thiết hiện nay.

Một góc đường Trưng Trắc, ven sông Cà Ty.

Một góc đường Trưng Trắc, ven sông Cà Ty.

Theo tư liệu chúng tôi có được, thời điểm trên ông NTQ, ngụ một căn nhà trên đường Trưng Trắc thông báo cho UBND tỉnh Bình Thuận về việc có “kho báu” dưới nền căn nhà mình đang ở và xin phép được khai quật.

Địa điểm căn nhà mà ông Q cho rằng có “kho báu” và xin phép khai quật chỉ cách bờ sông Cà Ty chừng vài chục mét.

Thời điểm trên, tỉnh Thuận Hải vừa tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận và UBND tỉnh Bình Thuận đã họp bàn thông qua phương án khai quật “kho báu” của ông NTQ.

Cụ thể việc khai quật và thuê nhân công khai quật “kho báu” cùng những hư hỏng căn nhà cổ và ảnh hưởng các căn nhà xung quanh; ảnh hưởng khác đều do gia đình ông NTQ hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Đường Trưng Trắc nằm ven sông Cà Ty. Ảnh GOOGLE MAP.

Đường Trưng Trắc nằm ven sông Cà Ty. Ảnh GOOGLE MAP.

UBND tỉnh Bình Thuận lập ra một tổ giám sát gồm Văn phòng UBND tỉnh; Công an tỉnh và cử cảnh sát bảo vệ theo yêu cầu của ông NTQ.

“Tuy nhiên sau gần 2 tháng đào bới mà không thấy “kho báu”, UBND tỉnh đã có văn bản chấm dứt việc khai quật “kho báu” nói trên và xác định là hoang tin”, một cựu cán bộ Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận nhớ lại.

Trao đổi với chúng tôi về việc hai “kho báu” có vị trí, tọa độ hoàn toàn khác nhau dù nằm gần địa điểm. Ông HPT cho biết, ông đã theo đuổi “kho báu” này nhiều năm và biết chính xác vị trí “kho báu” nằm ở đâu nên chỉ quan tâm vị trí mình đang làm đơn xin phép và lập phương án khai quật.

Người đàn ông xin khai thác "kho báu 3 tấn vàng" ở Bình Thuận hiện đang vác muối thuê tại địa phương

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG NAM ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN