Khi công an tuần tra bằng xe đạp gặp cướp giật?

Trong lúc tuần tra, nếu phát hiện trộm hoặc cướp giật, cảnh sát có thể trấn áp ngay hoặc thông báo qua bộ đàm phối hợp các lực lượng khác truy bắt.

Khi công an tuần tra bằng xe đạp gặp cướp giật? - 1

Nếu phát hiện trộm hoặc cướp giật, Công an đang tuần tra bằng xe đạp sẽ ứng phó thế nào?

Trao đổi với Báo Giao thông, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, việc thí điểm sẽ được triển khai thực hiện bắt đầu từ giữa tháng 8 tới. Việc thí điểm được tiến hành tại 12 quận, mỗi quận chọn một phường tiêu biểu.

Thí điểm trong ba tháng

Theo Đại tá Đào Thanh Hải, mỗi phường sẽ được trang bị 6 xe đạp. Mẫu xe được Công an thành phố phối hợp với Công ty TNHH MTV Thống Nhất nghiên cứu thiết kế và sản xuất, dành riêng cho lực lượng cảnh sát trật tự công an cấp phường. Loại xe đạp này sẽ được cải tiến, bổ sung một số tính năng riêng biệt, phù hợp với yêu cầu công tác của lực lượng cảnh sát trật tự, có in phù hiệu công an và dòng chữ “Cảnh sát trật tự Công an Thành phố Hà Nội”.

Đại tá Hải cho biết, việc thí điểm mô hình Cảnh sát trật tự công an phường sử dụng xe đạp tuần tra kiểm soát, kết hợp công tác vận động, tuyên truyền về trật tự đô thị là nhằm tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2015 và “Năm trật tự và văn minh đô thị”, từng bước xây dựng hình ảnh người chiến sĩ công an Thủ đô chính quy, thân thiện, gần gũi với nhân dân. Sau ba tháng, Công an thành phố sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình này để từng bước hoàn thiện và tổ chức nhân rộng trên địa bàn.

Công an gần dân

Nhiều nơi đã áp dụng

Trước Hà Nội, một số địa phương như: Đồng Tháp, Thanh Hóa, Đà Nẵng... đã thực hiện thí điểm mô hình cảnh sát trật tự tuần tra bằng xe đạp. Theo đánh giá, ngoài việc xây dựng hình ảnh người chiến sĩ công an ngày càng thân thiện, gần gũi với người dân và du khách, mô hình cảnh sát tuần tra bằng xe đạp cũng khá linh hoạt và cơ động.

Trong lúc tuần tra, nếu phát hiện trộm hoặc cướp giật, cảnh sát có thể trấn áp ngay hoặc thông báo qua bộ đàm phối hợp các lực lượng khác truy bắt. Bên cạnh đó, việc tuần tra bằng xe đạp không những tốt cho sức khỏe mà còn thân thiện với môi trường.

Trao đổi với PV, Đại tá Vũ Minh Phương, Trưởng Công an quận Thanh Xuân cho biết, đặc thù của địa bàn quận Thanh Xuân là có nhiều tuyến phố nhỏ, đường hẹp. Việc trang bị xe đạp cho cảnh sát trật tự, cảnh sát khu vực trên địa bàn sẽ mang lại hiệu quả cao, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, cũng như đảm bảo trật tự ATGT trong các giờ cao điểm. “Trên thực tế, nhiều người tham gia giao thông, nhất là những người bán hàng rong, khi thấy công an thì chấp hành, nhưng không thấy bóng cảnh sát lại vi phạm Luật GTĐB.

Việc cảnh sát tuần tra bằng xe đạp còn giúp giảm chi phí, đi lại gọn nhẹ. Hơn nữa, khi cảnh sát khu vực được trang bị xe đạp sẽ tăng tần suất tuần tra tại khu vực ngõ nhỏ, phố nhỏ trên địa bàn”, Đại tá Vũ Minh Phương nói và cho biết thêm, việc cảnh sát đi tuần tra bằng xe đạp chắc chắn sẽ tạo hình ảnh gần gũi và thân thiện hơn trong mắt người dân.

Theo dự kiến, quận sẽ chọn phường Nhân Chính để thực hiện thí điểm, bởi đây là địa bàn có nhiều chợ, ngõ nhỏ, dân cư tập trung đông, ngoài ra trên địa bàn phường cũng tập trung nhiều tuyến giao thông huyết mạch. Thượng tá Nguyễn Hữu Tâm, Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm cũng cho biết, đối với địa bàn quận Bắc Từ Liêm sẽ chọn phường Cổ Nhuế 1, vì địa bàn phường này tập trung nhiều tuyến đường giáp ranh với hai quận Cầu Giấy và Tây Hồ.

Vào các giờ cao điểm một số tuyến đường trên địa bàn này có lưu lượng phương tiện rất đông, nhất là xe máy. “Đối với những tuyến đường xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm thì cảnh sát khu vực và cảnh sát trật tự đi xe đạp tuần tra sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn”, Thượng tá Tâm dẫn chứng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Huế ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN