Khi cán bộ bị đe dọa “ghi âm rồi đấy, có muốn mất việc không?”

Sự kiện: Thời sự

"Đã có người dí thẳng điện thoại quay mặt cán bộ tiếp dân hoặc cắt ghép âm thanh, hình ảnh... khiến bản chất sự việc không còn trung thực nữa để đưa lên mạng xã hội, lái dư luận hiểu theo hướng "cán bộ vô cảm", "cán bộ hành dân"..., trong khi thực tế không phải vậy", nữ cán bộ tiếp dân chia sẻ

"Là cán bộ tiếp dân, chúng tôi luôn ý thức nhiệm vụ của mình, kiềm chế tốt. Nhưng sự kiềm chế ấy cũng phải được ghi nhận. 

Đã có người dí thẳng điện thoại quay mặt cán bộ tiếp dân hoặc cắt ghép âm thanh, hình ảnh... khiến bản chất sự việc không còn trung thực nữa để đưa lên mạng xã hội, lái dư luận hiểu theo hướng "cán bộ vô cảm", "cán bộ hành dân"..., trong khi thực tế không phải vậy...".

Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, cán bộ tiếp công dân  (Ban Tiếp công dân) quận Đống Đa sau "Nội quy tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Thành phố” gây nhiều tranh cãi những ngày qua.

Theo đó, ngoài các quy định chung, nội quy cũng quy định rõ “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

Khi cán bộ bị đe dọa “ghi âm rồi đấy, có muốn mất việc không?” - 1

Chiều 10/1, chia sẻ với báo chí, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, cán bộ tiếp công dân  (Ban Tiếp công dân) quận Đống Đa cho biết, quy định mới của thành phố sẽ giúp bảo đảm quyền lợi cho cả hai phía, đặc biệt là tạo ra môi trường làm việc công khai, minh bạch.

Sở dĩ đưa ra quan điểm này, bà Huyền cho biết, đã có trường hợp công dân khi không thỏa mãn được mong muốn của mình, dù đã được chúng tôi giải thích cặn kẽ về trách nhiệm, thẩm quyền của cán bộ tiếp dân, hay sự việc của họ đã được giải quyết hết thẩm quyền, họ lập tức có hành vi, lời nói xúc phạm.

“Là cán bộ tiếp dân, chúng tôi luôn ý thức nhiệm vụ của mình, kiềm chế tốt. Nhưng sự kiềm chế ấy cũng phải được ghi nhận. Do đó, nếu không có hệ thống camera ghi âm, ghi hình lại thì sẽ không khách quan, công tâm. Trụ sở làm việc của Ban tiếp công dân quận Đống Đa đã được trang bị hệ thống camera ghi âm, ghi hình từ lâu, hoạt động liên tục" - bà Nguyễn Thị Thanh Huyền nêu.

Theo cán bộ tiếp dân này, bản thân bà cũng như nhiều cán bộ tiếp dân khác không ngại ngần yêu cầu quay phim, ghi hình, ghi âm của công dân. “Tuy nhiên, có những trường hợp người ta lén lút hoặc cố tình quay phim, chụp ảnh để đe dọa, tạo áp lực. Thậm chí đã có người dí thẳng điện thoại quay mặt cán bộ tiếp dân hoặc cắt ghép âm thanh, hình ảnh... khiến bản chất sự việc không còn trung thực nữa để đưa lên mạng xã hội, lái dư luận hiểu theo hướng "cán bộ vô cảm", "cán bộ hành dân"..., trong khi thực tế không phải vậy.

Gặp những trường hợp đó, chúng tôi cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng, thậm chí bị xúc phạm. Do đó, việc quay phim, ghi hình nên được tiến hành công khai, minh bạch, quay hình ảnh và ghi âm thanh rõ ràng, đầy đủ, từ cả hai phía để bảo đảm sự thật" - bà Nguyễn Thị Thanh Huyền nói.

Chính vì thế, vị nữ cán bộ tiếp dân này cho hay, “cảm thấy vững tâm hơn khi toàn bộ cuộc làm việc, tiếp công dân được ghi âm, ghi hình một cách trung thực, khách quan”.  

Trên thực tế, có trường hợp khi công dân đến làm việc với thái độ, lời nói hoặc cử chỉ không đúng mực, cán bộ tiếp dân đều lưu ý họ giữ bình tĩnh bởi tại nơi làm việc có lắp đặt camera. Trong trường hợp công dân có yêu cầu họ sẽ được trích xuất, bàn giao hình ảnh, âm thanh buổi làm việc để bảo đảm tính khách quan.

"Cũng chính nhờ hệ thống camera này, không khí làm việc tại trụ sở chuẩn mực hơn rất nhiều" - bà Nguyễn Thị Thanh Huyền khẳng định.

Trong khi đó, một cán bộ từng làm bộ phận một cửa (Quận Hoàn Kiếm) cũng chia sẻ, chị từng có lần bị công dân ném thẳng tập hồ sơ vào mặt. Nguyên nhân chỉ vì chị giải thích, trường hợp của người dân này đã không còn thuộc thẩm quyền giải quyết của phường.

“Tôi chưa nói hết câu thì ngay lập tức tôi ăn đủ các “mỹ từ” với đủ các “loại mặt” rồi phi ngay tập hồ sơ vào người. Thậm chí vị này còn dọa rằng, “bố mày đã ghi âm rồi đấy, mày có muốn mất việc không”. Tôi buộc phải gọi bảo vệ vào giải quyết.  Sau đó, hình ảnh, âm thanh được trích xuất từ camera - vị này mới chịu ra về nhưng vẫn cố lèm bèm chửi thêm vài câu mới yên”, nữ cán bộ này chia sẻ.

Dù hiện giờ không còn làm công tác tiếp nhận hồ sơ- tiếp xúc với người dân sớm nhất với cơ quan công quyền nhưng chị hoàn toàn ủng hộ quy định của Thành phố. Bởi theo chị đây là cách mà không chỉ cán bộ mà ngay cả người dân cũng được đảm bảo quyền lợi  khi việc ghi âm, ghi hình được diễn ra thuận lợi, thoải mái, minh bạch, công khai. Toàn bộ bối cảnh của cuộc làm việc sẽ được ghi lại dưới sự chứng kiến của nhiều người.

"Quy định này của Hà Nội không vi phạm Hiến pháp, pháp luật. Bởi Hà Nội không cấm, mà chỉ nêu khi cán bộ tiếp dân chưa đồng ý thì người dân không được quay, chụp, ghi âm. Quy định này là cần thiết để tránh tình trạng có người dân lợi dụng việc quay phim để đưa lên mạng không trung thực, với mục đích không tốt, làm ảnh hưởng đến công việc của Nhà nước, xâm phạm đến hình ảnh, quyền của cán bộ tiếp dân.

Trụ sở tiếp công dân là cơ quan công quyền nên phải có nội quy và khi công dân đến làm việc, cần tôn trọng nội quy. Cán bộ tiếp công dân thường là những người có kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, vững về chuyên môn nên không hề ngại về việc cuộc làm việc với người dân được ghi âm, ghi hình. Người dân đến làm việc được chụp ảnh, quay phim, ghi âm, nhưng cần giữ trật tự, không lộn xộn, gây ảnh hưởng đến việc tiếp công dân. Đối với người dân, sau khi làm việc, có đoạn ghi âm hay clip có thể làm họ yên tâm hơn, bởi đó còn là căn cứ cho quá trình giải quyết vấn đề của họ"- Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói. 

Quay phim phải xin phép cán bộ tiếp dân: Cục Kiểm tra văn bản nói gì?

Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản cho rằng, trụ sở tiếp công dân có đặc điểm khác với công sở và việc thi hành nhiệm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N.Huyền ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN