Khám phá “bí mật” bên trong dinh thự 150 tuổi ít mở cửa ở TP.HCM

Sự kiện: 24h vạn dặm

Ngày 17/9, Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM mở cửa dinh thự có tuổi đời 150 năm cho khách tham quan nhân ngày Di sản châu Âu.

Nhân dịp Những ngày Di sản châu Âu, Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM mở cửa cho khách tham quan dinh thự của cơ quan ngoại giao này tại góc đường Hai Bà Trưng và Lê Duẩn, quận 1. Tòa nhà được các kỹ sư Hải quân xây dựng vào năm 1872, cùng thời với các công trình tiêu biểu khác của Sài Gòn như dinh Norodom (1868-1873, nay là Dinh Độc Lập), Đại chủng viện Thánh Giu-se (1863) hoặc Nhà thờ Đức Bà (1877-1880)...

Nhân dịp Những ngày Di sản châu Âu, Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM mở cửa cho khách tham quan dinh thự của cơ quan ngoại giao này tại góc đường Hai Bà Trưng và Lê Duẩn, quận 1. Tòa nhà được các kỹ sư Hải quân xây dựng vào năm 1872, cùng thời với các công trình tiêu biểu khác của Sài Gòn như dinh Norodom (1868-1873, nay là Dinh Độc Lập), Đại chủng viện Thánh Giu-se (1863) hoặc Nhà thờ Đức Bà (1877-1880)...

Toà nhà 150 tuổi này nằm trong khuôn viên vườn rộng 1,5ha, tại khu vực trung tâm lịch sử của Sài Gòn. Dinh thự ban đầu là nơi ở của Thống đốc quân đội thuộc địa, sau đó là Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Nam Kỳ. Thời Việt Nam Cộng hoà, nơi đây là trụ sở của Đại sứ quán Pháp. Sau năm 1975, toà nhà trở thành Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM.

Toà nhà 150 tuổi này nằm trong khuôn viên vườn rộng 1,5ha, tại khu vực trung tâm lịch sử của Sài Gòn. Dinh thự ban đầu là nơi ở của Thống đốc quân đội thuộc địa, sau đó là Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Nam Kỳ. Thời Việt Nam Cộng hoà, nơi đây là trụ sở của Đại sứ quán Pháp. Sau năm 1975, toà nhà trở thành Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM.

Công trình được xây dựng mang kiến trúc đặc trưng thế kỷ 19, bốn mặt xung quanh là hành lang khá rộng cùng với nhiều cửa sổ tạo không gian thoáng mát. Dọc hành lang đặt nhiều ghế sơn mài khảm cẩm thạch, bày biện nhiều đồ gốm sứ, tượng quý hiếm.

Công trình được xây dựng mang kiến trúc đặc trưng thế kỷ 19, bốn mặt xung quanh là hành lang khá rộng cùng với nhiều cửa sổ tạo không gian thoáng mát. Dọc hành lang đặt nhiều ghế sơn mài khảm cẩm thạch, bày biện nhiều đồ gốm sứ, tượng quý hiếm.

Trung tâm toà nhà là các gian phòng khánh tiết, nơi tổ chức các sự kiện của Tổng lãnh sự. Nội thất và đồ trang trí trong phòng là những món đồ mang nét văn hoá của cả phương Đông và phương Tây.

Trung tâm toà nhà là các gian phòng khánh tiết, nơi tổ chức các sự kiện của Tổng lãnh sự. Nội thất và đồ trang trí trong phòng là những món đồ mang nét văn hoá của cả phương Đông và phương Tây.

Ngăn giữa phòng chính là kệ gỗ khảm xà cừ theo phong cách thời Nguyễn được chế tác vô cùng tinh xảo cả hai mặt.

Ngăn giữa phòng chính là kệ gỗ khảm xà cừ theo phong cách thời Nguyễn được chế tác vô cùng tinh xảo cả hai mặt.

Khám phá “bí mật” bên trong dinh thự 150 tuổi ít mở cửa ở TP.HCM - 6

Tường phòng khánh tiết nổi bật với bức tranh sơn mài “Đám rước trong làng” của hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí (1908-1993), một trong những kiệt tác của toà nhà. Tác phẩm được vẽ năm 1939, gồm 9 tấm ghép lại và được phục chế vào năm 2013. Bức tường cùng phòng gắn tấm bình phong bằng gỗ sơn mài gồm 8 mảnh ghép với nhau.

Tường phòng khánh tiết nổi bật với bức tranh sơn mài “Đám rước trong làng” của hoạ sỹ Nguyễn Gia Trí (1908-1993), một trong những kiệt tác của toà nhà. Tác phẩm được vẽ năm 1939, gồm 9 tấm ghép lại và được phục chế vào năm 2013. Bức tường cùng phòng gắn tấm bình phong bằng gỗ sơn mài gồm 8 mảnh ghép với nhau.

Hai bên phòng khánh tiết là hai phòng ăn với bàn ghế, đồ dùng ăn uống được trưng bày kiểu Pháp, nơi Tổng lãnh sự tổ chức chiêu đãi. Xung quanh trang trí những tấm hoành phi, đồ gốm, tượng, tấm bình phong bằng gỗ sơn mài làm từ triều Nguyễn.

Hai bên phòng khánh tiết là hai phòng ăn với bàn ghế, đồ dùng ăn uống được trưng bày kiểu Pháp, nơi Tổng lãnh sự tổ chức chiêu đãi. Xung quanh trang trí những tấm hoành phi, đồ gốm, tượng, tấm bình phong bằng gỗ sơn mài làm từ triều Nguyễn.

Góc hành lang gần khu bếp đặt 3 tủ chứa hàng trăm vật dụng nhà bếp, những bộ đồ ăn, ly, đĩa, dao… do người Pháp mang sang từ khi vào Sài Gòn - Gia Định. Đây là những món đồ quý giá được toà nhà bảo quản kỹ lưỡng.

Góc hành lang gần khu bếp đặt 3 tủ chứa hàng trăm vật dụng nhà bếp, những bộ đồ ăn, ly, đĩa, dao… do người Pháp mang sang từ khi vào Sài Gòn - Gia Định. Đây là những món đồ quý giá được toà nhà bảo quản kỹ lưỡng.

Khám phá “bí mật” bên trong dinh thự 150 tuổi ít mở cửa ở TP.HCM - 10

Đặc biệt, các món đồ được làm bằng bạc này đều có chữ viết tắt thể hiện các thời kỳ khác nhau mà chúng được chế tác và sử dụng như: Chữ N có vương miện ở trên thể hiện thời kỳ Napoleon Đệ tam, GG là Toàn quyền, HCF là Cao uỷ Pháp tại Việt Nam, RF là Công Hoà Pháp, CGF là Tổng lãnh sự Pháp.

Đặc biệt, các món đồ được làm bằng bạc này đều có chữ viết tắt thể hiện các thời kỳ khác nhau mà chúng được chế tác và sử dụng như: Chữ N có vương miện ở trên thể hiện thời kỳ Napoleon Đệ tam, GG là Toàn quyền, HCF là Cao uỷ Pháp tại Việt Nam, RF là Công Hoà Pháp, CGF là Tổng lãnh sự Pháp.

Khám phá “bí mật” bên trong dinh thự 150 tuổi ít mở cửa ở TP.HCM - 12

Lối lên tầng 2 của toà nhà có hai cầu thang, trong đó cầu thang chính được làm bằng gỗ và sắt tán đinh đi lên khu vực sinh hoạt gia đình. Còn cầu thang phụ hình xoắn ốc từ nhà bếp lên tầng 2 được xem là chiếc cầu thang độc nhất vô nhị ở TP.HCM. Cầu thang có tuổi đời tương đương toà nhà có nét độc đáo vì được chế tác từ vỏ tàu chiến Pháp và có thể tháo rời ra được.

Lối lên tầng 2 của toà nhà có hai cầu thang, trong đó cầu thang chính được làm bằng gỗ và sắt tán đinh đi lên khu vực sinh hoạt gia đình. Còn cầu thang phụ hình xoắn ốc từ nhà bếp lên tầng 2 được xem là chiếc cầu thang độc nhất vô nhị ở TP.HCM. Cầu thang có tuổi đời tương đương toà nhà có nét độc đáo vì được chế tác từ vỏ tàu chiến Pháp và có thể tháo rời ra được.

Khám phá “bí mật” bên trong dinh thự 150 tuổi ít mở cửa ở TP.HCM - 14

Khám phá “bí mật” bên trong dinh thự 150 tuổi ít mở cửa ở TP.HCM - 15

Hàng trăm món đồ cổ, từ thế kỷ trước trong dinh thự được thu thập từ nhiều nguồn gốc, đặc trưng của nhiều nền văn hoá Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Ẩn Độ, Thái Lan… trong đó đồ Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất.

 Trong khuôn viên là hai bức tượng Phật bằng đá được trưng bày, dâng hoa, dâng hương phía sau toà nhà.

 Trong khuôn viên là hai bức tượng Phật bằng đá được trưng bày, dâng hoa, dâng hương phía sau toà nhà.

Không gian xanh của toà dinh thự có nhiều cây cổ thụ có tuổi đời 150 năm phủ bóng khắp diện tích khuôn viên, đây cũng là nhiều loài động vật cư ngụ như sóc, chồn, chim.

Không gian xanh của toà dinh thự có nhiều cây cổ thụ có tuổi đời 150 năm phủ bóng khắp diện tích khuôn viên, đây cũng là nhiều loài động vật cư ngụ như sóc, chồn, chim.

Trong ngày mở cửa, rất đông khách tham quan có dịp được chiêm ngưỡng kiến trúc công trình, tìm hiểu các nét văn hoá từ toà nhà cổ đặc biệt này giữa trung tâm TP.HCM.

Trong ngày mở cửa, rất đông khách tham quan có dịp được chiêm ngưỡng kiến trúc công trình, tìm hiểu các nét văn hoá từ toà nhà cổ đặc biệt này giữa trung tâm TP.HCM.

Những ngày Di sản châu Âu là một sáng kiến của Pháp. Sự kiện này diễn ra lần đầu tiên vào năm 1984, theo ý tưởng của Bộ Văn hóa Pháp. Nhân dịp này, công chúng sẽ được viếng thăm các công trình vốn thường ngày không mở cửa đón khách tham quan do mục đích sử dụng của chúng (hành chính, ngoại giao, kinh tế, vv).

Ý tưởng này đã gặt hái thành công tới mức, từ năm 1985, Hội đồng châu Âu đã quyết định mở rộng sự kiện này ra toàn Liên minh châu Âu. Đến năm 2000, nó được đổi tên thành Những ngày Di sản châu Âu.

Năm nay là lần thứ 39 Những ngày Di sản châu Âu được tổ chức, với sự tôn vinh dành cho di sản bền vững, chủ đề mang tính thời sự trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN