Khám phá bên trong công viên biểu tượng trầu - cau ở TP.HCM

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Công viên du lịch sinh thái thiết kế biểu tượng quả cau - dây trầu, một sản vật đặc trưng của vùng đất Hóc Môn vừa được mở cửa ở ngoại thành TP.HCM.

Ngày 18/5, công viên du lịch sinh thái đầu tiên ở huyện Hóc Môn, TP.HCM được khánh thành, mở cửa miễn phí phục vụ người dân.

Ngày 18/5, công viên du lịch sinh thái đầu tiên ở huyện Hóc Môn, TP.HCM được khánh thành, mở cửa miễn phí phục vụ người dân.

Toàn bộ công trình có tổng diện tích khoảng 6,1ha, tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng, được hoàn thành sau 5 tháng thi công.

Toàn bộ công trình có tổng diện tích khoảng 6,1ha, tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng, được hoàn thành sau 5 tháng thi công.

Công viên có các phân khu chính như khu quảng trường đường đạo diện tích hơn 5.500m2, quảng trường mặt nước, khu hội quán, vườn hoa, khu ngắm cảnh, nhà thuỷ tạ,...

Công viên có các phân khu chính như khu quảng trường đường đạo diện tích hơn 5.500m2, quảng trường mặt nước, khu hội quán, vườn hoa, khu ngắm cảnh, nhà thuỷ tạ,...

Khu mặt nước rộng hơn 29.000m2, xây dựng lối đi bộ uốn lượn xuyên hồ cho khách tản bộ, ngắm cảnh.

Khu mặt nước rộng hơn 29.000m2, xây dựng lối đi bộ uốn lượn xuyên hồ cho khách tản bộ, ngắm cảnh.

Lối đi bộ trên mặt hồ rộng hơn 2m, lan can được thiết kế cách điệu hình những cành trúc.

Lối đi bộ trên mặt hồ rộng hơn 2m, lan can được thiết kế cách điệu hình những cành trúc.

Khi mực nước hồ được lấp đầy, lối đi bộ này sẽ là không gian lý tưởng để người dân và du khách check-in, ngắm cảnh.

Khi mực nước hồ được lấp đầy, lối đi bộ này sẽ là không gian lý tưởng để người dân và du khách check-in, ngắm cảnh.

Điểm nhấn của công viên là khu du lịch dịch vụ quảng trường văn hoá với biểu tượng câu chuyện trầu cau rộng hơn 2.000m2. Quảng trường được thiết kế nổi bật với hình quả cau – dây trầu, một sản vật đặc trưng của vùng đất Hóc Môn. Vùng đất Hóc Môn xưa là nơi trồng trầu cau cung cấp cho khắp vùng Gia Định, từ thế kỷ 17. Ở đây nổi tiếng với địa danh 18 thôn vườn trầu, là căn cứ kháng chiến chống Pháp, nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng.

Điểm nhấn của công viên là khu du lịch dịch vụ quảng trường văn hoá với biểu tượng câu chuyện trầu cau rộng hơn 2.000m2. Quảng trường được thiết kế nổi bật với hình quả cau – dây trầu, một sản vật đặc trưng của vùng đất Hóc Môn. Vùng đất Hóc Môn xưa là nơi trồng trầu cau cung cấp cho khắp vùng Gia Định, từ thế kỷ 17. Ở đây nổi tiếng với địa danh 18 thôn vườn trầu, là căn cứ kháng chiến chống Pháp, nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng.

Dây trầu uốn lượn, đan xen giữa quả cau tạo thành biểu tượng trầu – cau.

Dây trầu uốn lượn, đan xen giữa quả cau tạo thành biểu tượng trầu – cau.

Khu ngắm cảnh với 6 nhà thuỷ tạ, mái cũng được thiết kế hình những lá trầu.

Khu ngắm cảnh với 6 nhà thuỷ tạ, mái cũng được thiết kế hình những lá trầu.

Đây là những vị trí ngắm cảnh cho khách tham quan, với lan can được thiết kế bằng những cây trúc đan giữa những khung thép.

Đây là những vị trí ngắm cảnh cho khách tham quan, với lan can được thiết kế bằng những cây trúc đan giữa những khung thép.

Khám phá bên trong công viên biểu tượng trầu - cau ở TP.HCM - 11

Ngoài hồ sinh thái, công viên còn có hệ thống máy tập thể dục ngoài trời, hồ bơi, khu ẩm thực phục vụ người dân.

Ngoài hồ sinh thái, công viên còn có hệ thống máy tập thể dục ngoài trời, hồ bơi, khu ẩm thực phục vụ người dân.

Khám phá bên trong công viên biểu tượng trầu - cau ở TP.HCM - 13

Nhiều hạng mục phụ trợ được thiết kế, xây dựng đồng bộ, đa dạng như đường dạo bộ, hệ thống chiếu sáng, lan can hồ sinh thái, nhiều loại cây xanh, ghế đá…

Nhiều hạng mục phụ trợ được thiết kế, xây dựng đồng bộ, đa dạng như đường dạo bộ, hệ thống chiếu sáng, lan can hồ sinh thái, nhiều loại cây xanh, ghế đá…

“Trước đây khu vực này hoang sơ, chỉ có hồ nước, nay được xây dựng công viên đẹp, nhiều tiện ích nên người dân nơi đây phấn khởi lắm. Hy vọng sắp tới công viên thu hút nhiều người dân thành phố và du khách ghé điểm vui chơi mới này”, ông Trần Hải Nam, ngụ xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn chia sẻ.

“Trước đây khu vực này hoang sơ, chỉ có hồ nước, nay được xây dựng công viên đẹp, nhiều tiện ích nên người dân nơi đây phấn khởi lắm. Hy vọng sắp tới công viên thu hút nhiều người dân thành phố và du khách ghé điểm vui chơi mới này”, ông Trần Hải Nam, ngụ xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn chia sẻ.

Theo lãnh đạo UBND huyện Hóc Môn, công trình đưa vào sử dụng là điểm nhấn góp phần phát triển không gian cảnh quan xanh, sạch đẹp theo quy hoạch. Đồng thời phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho người dân trên địa bàn.

Theo lãnh đạo UBND huyện Hóc Môn, công trình đưa vào sử dụng là điểm nhấn góp phần phát triển không gian cảnh quan xanh, sạch đẹp theo quy hoạch. Đồng thời phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho người dân trên địa bàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghi Xuân ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN