Kenya: Phiến quân điên cuồng hành quyết người vô tội

Ít nhất 28 người không theo đạo Hồi đã bị hành quyết bởi nhóm vũ trang Somalia Al-Shabab vào ngày 22/11 trong một vụ tấn công nhằm vào chiếc xe buýt ở miền bắc Kenya.

Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 22/11, các tay súng của nhóm vũ trang Al-Shabab đã tấn công một chiếc xe buýt tại miền bắc Kenya, khi chiếc xe này đang di chuyển tới thủ đô Nairobi và dừng chân ở quận Mandera, gần biên giới với Somalia.

Kenya: Phiến quân điên cuồng hành quyết  người vô tội - 1

Chiếc xe buýt chở những nạn nhân đã bị Al-Shabab hành quyết

Các nhân chứng cho biết những tay súng ban đầu đã phân biệt những người theo đạo Hồi và không theo đạo Hồi bằng cách yêu cầu họ đọc kinh Koran. Những người không đọc thuộc đã bị giết chết bằng cách bắn vào đầu. Hội chữ Thập đỏ Kenya xác nhận đã có 28 trong tổng số 60 hành khách trên chiếc xe buýt này bị giết chết, trong đó có 19 người đàn ông và 9 người phụ nữ.

Ngay sau vụ việc xảy ra, cố vấn cấp cao của Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta đã khẳng vụ hành quyết là nỗ lực của Al-Shabab nhằm phát động một cuộc chiến tranh tôn giáo, tạo ra xung đột giữa người Hồi giáo và người không theo đạo Hồi ở Kenya, đồng thời kêu gọi người dân Kenya từ mọi “tôn giáo và tín ngưỡng” cùng nhau chống lại “tội ác ghê tởm” này.

Kenya: Phiến quân điên cuồng hành quyết  người vô tội - 2

Thi thể của 28 nạn nhân trong đó có 19 người đàn ông và 9 phụ nữ đã được đưa tới thủ đô Nairobi, nơi người nhà của họ đang chờ đợi

Trong khi đó về phần mình, nhóm phiến quân Al-Shabab đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công, và cho biết hành động này nhằm trả đũa cho vụ giết những người Hồi giáo gần đây của lực lượng an ninh Kenya tại thị trấn ven biển Mombasa. Trong vụ truy quét những người hậu thuẫn cho Al-Shabab này, lực lượng an ninh Kenya đã đóng cửa 4 nhà thời Hồi giáo, bắt giữ hàng trăm người và tịch thu một số vũ khí cũng như những lá cờ đen của các phần từ Hồi giáo vũ trang.

Quận Mandera, phía bắc Kenya giáp ranh với Somalia, nơi diễn ra vụ hành quyết này thực chất đã rơi vào tình trạng bất ổn kể từ khi Kenya tuyên bố độc lập vào 1963. Đây là khu vực khô cằn, dân cư thưa thớt và nghèo nàn. Tuy nhiên đây lại là mảnh đất màu mỡ cho các phiến quân Hồi giáo hoạt động. Trong khi đó, chính quyền địa phương khẳng định đây là sự thất bại của chính phủ khi đã làm ngơ lời cầu xin tăng cường an ninh của họ tại khu vực “dễ bị tấn công”.

Ông Abdullahi Abdirahman, quan chức quận Mandera nói: “Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ phớt lờ chúng tôi, và giờ đây chúng ta phải trả giá bằng việc có rất nhiều vô tội đã giết hại. Lẽ ra chúng ta có thể tránh được vụ thảm sát này.”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nhung (Theo BBC) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN