Iran giúp Triều Tiên phóng thành công tên lửa

Việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa tầm xa đã biến một giả thuyết thành thực tế đáng sợ đối với phương Tây và cả Israel.

Gần đây tình báo Mỹ cảnh báo rằng tên lửa Triều Tiên có thể bắn tới Alaska và Hawaii. Đáng sợ là Triều Tiên và Iran đang chia sẻ với nhau công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa và cái gọi là chương trình phát triển tên lửa đạn đạo độc lập của hai nước chỉ là hai mặt của một tấm huy chương. Cái mà nước này có ngày hôm nay, thì nó cũng dược chia sẻ với nước kia trong tương lai gần.

Sau nhiều lần thử tên lửa tầm xa bất thành từ năm 1998, nhiều nhà quan sát đã cho rằng chương trình tên lửa liên lục địa của Triều Tiên chỉ là một con ngáo ộp “hữu danh vô thực”, một con bài để mặc cả với Mỹ. Thế nhưng, với vụ phóng thành công tên lửa Unha-3 mang vệ tinh vào quĩ đạo ngày 12/12/2012, Triều Tiên dưới sự nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã tiến bộ vượt bậc, nâng cấp đáng kể sức mạnh tên lửa đạn đạo tầm xa.

Làm thế nào mà Bình Nhưỡng đã tạo ra được bước đột phá trong việc thử nghiệm tên lửa đẩy ba tầng đưa vệ tinh vào quỹ đạo?

Câu trả lời ở đây là rõ ràng: Iran đã đóng một vai trò rất, rất quan trọng.

Iran giúp Triều Tiên phóng thành công tên lửa - 1

 Hợp tác với Iran là yếu tố quan trọng đối với việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha-3

Hợp tác với Iran là yếu tố quan trọng đối với việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha-3 đưa vệ tinh lên quĩ đạo. Sự hợp tác này được bắt đầu bằng một mối quan hệ giao dịch: Iran cung cấp số tiền mặt tối cần thiết cho Triều Tiên để đổi lấy các bộ phận và công nghệ tên lửa. Qua thời gian, mối quan hệ giao dịch này đã phát triển thành một mối quan hệ đối tác ngày càng hiệu quả. Trên thực tế, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo độc lập của hai nước chỉ là hai mặt của một tấm huy chương.

Mặc dù ghi nhận sự hợp tác gián đoạn Triều Tiên-Iran về phát triển tên lửa, nhưng giới phân tích vẫn cho rằng sự thành công đột phá của Triều Tiên trong vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm xa ngày 12/12 chính là thành quả của sự hợp tác ngày càng gia tăng về thể chế giữa hai nước. Hồi tháng 10/2012, Triều Tiên và Iran đã ký kết một hiệp định hợp tác khoa học và kỹ thuật. Hiệp định này cung cấp một khuôn khổ cho việc thiết lập các phòng thí nghiệm chung cũng như chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ, chế tạo, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo và môi trường. Thỏa thuận song phương này chính thức hóa cơ chế chia sẻ kinh nghiệm và dữ liệu. Nếu một bên làm chủ hoặc thu thập được công nghệ chủ chốt liên quan đến tên lửa đạn đạo, bên kia cũng sẽ được chia sẻ thông qua hiệp định này.

Phân tích chi tiết cho thấy thành công gần đây của Triều Tiên được bắt nguồn từ vụ Iran phóng thành công vệ tinh Omid bằng tên lửa đẩy Safir hồi tháng 2 năm 2009. Thành công quan trọng này có thể là kết quả của chương trình hợp tác tên lửa Nga-Iran trong năm 2005. Dưới chiêu bài “hợp tác khoa học và công nghệ dân dụng”,  hiệp định Triều Tiên-Iran đã giúp cho Bình Nhưỡng tiếp cận công nghệ tên lửa đã được kiểm nghiệm của Nga, đặc biệt là công nghệ đạn đạo tầm xa. Việc tên lửa Unha-3 của Triều Tiên sử dụng acid nitric bốc khói đỏ chính là một bằng chứng lý giải cho nhận định trên.

Đối với Tehran, Triều Tiên là một nhà cung cấp quan trọng các loại vũ khí thông thường trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq. Còn đối với Bắc Triều Tiên, Iran chính là một cửa ngõ để nước này tiến hành các hoạt động mua sắm, thu thập công nghệ của Bình Nhưỡng ở Trung Đông và Đông Âu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Chân (Kiến Thức/The Diplomat)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN