[Info] Điểm lại 10 đề xuất gây tranh cãi nhất trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV
Đã một tuần trôi qua kể từ khi kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV kết thúc, nhưng nhiều đề xuất của các ĐBQH vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trong đó, thu phí "chia tay", bỏ viên chức suốt đời, tăng tuổi nghỉ hưu, đưa phạm nhân ra lao động ngoài trại giam, hay đăng ký xe phải có tài khoản ngân hàng... là những đề xuất gây tranh cãi nhất.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV kéo dài trong 19 ngày từ 20/5 đến 14/6/2019
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, thông qua 7 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án luật khác.
Cụ thể, Quốc hội đã xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ theo quy trình tại một kỳ họp và cho ý kiến bước đầu về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), đồng thời xem xét, quyết định việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế.
Quốc hội cũng đã xem xét, thảo luận các báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2019; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2017. Đồng thời xem xét, quyết định việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý đất đai tại các đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018; xem xét các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét, thông qua các Nghị quyết về một số vấn đề quan trọng khác...
Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, nhiều đề xuất của đại biểu Quốc hội đã làm “nóng” nghị trường, trong đó có những đề xuất gây tranh cãi quyết liệt.