Hơn 40 ngôi nhà ở Hà Nội nguy cơ đổ sụp xuống sông

Sự kiện: Tin nóng

42 ngôi nhà lún nứt sau khi 900 m chân kè ở xóm Bãi, xã Phong Vân, huyện Ba Vì bị sạt lở, người dân phải di dời lúc mưa giông do sợ nhà sụp xuống sông.

Xã Phong Vân nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của sông Đà và sông Hồng, bên này là địa phận của Hà Nội, bên kia thuộc đất Phú Thọ. Từ nhiều tháng nay, cứ buổi tối người dân xóm Bãi, thôn Vân Hội lại cắt cử nhau đi tuần dọc đường đê ven sông để xua đuổi tàu hút cát, bảo vệ những ngôi nhà.

"Đi làm về mệt, đêm lại nghe tiếng máy hút cát, tàu chở cát đi lại ầm ầm không sao ngủ được", anh Lịch nói.

Cách nhà anh Lịch 200 m, ngôi nhà mới xây cuối năm 2023, nằm cách bờ sông khoảng 40 m của ông Ngô Văn Luông, hơn 70 tuổi, cũng đang bị nứt. Những vết nứt chạy dài từ tường nhà ra đến tận hè.

Ngôi nhà mới ông Luông dành cho con, còn vợ chồng vẫn ở nhà cấp 4 cũ. Nhà cũ móng nông nên mỗi khi tàu thuyền ra vào bến, va vào bờ sông, cả nhà rung lên bần bật, tiếng cửa kính kêu răng rắc khiến vợ chồng ông nơm nớp lo nhà sập.

Anh Ngô Văn Lịch, ở xóm Bãi, cho biết chưa bao giờ chứng kiến lòng sông bị tụt sâu đến thế. Mấy năm trước khi nhà nước xây kè, nước sông xấp xỉ bờ kè, giờ cách bờ 15 m. Đầu năm 2024, nhà anh cách bờ sông khoảng 20 m bị nứt, từ vết nhỏ rồi to 5-7 cm. Gia đình phải chuyển vào căn nhà phía trong.

 Anh Ngô Văn Lịch trong căn nhà bị nứt  toác. Ảnh: Võ Hải

Anh Ngô Văn Lịch trong căn nhà bị nứt toác. Ảnh: Võ Hải

Tàu hút cát đậu san sát nhau tại khu vực xóm Bãi, chiều 14/5. Ảnh: Hoàng Phong

Tàu hút cát đậu san sát nhau tại khu vực xóm Bãi, chiều 14/5. Ảnh: Hoàng Phong

Theo ông Hoàng, TP Hà Nội không cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực này, nhưng Phú Thọ cho phép khai thác mỏ cát trên địa bàn của họ, giáp ranh với xã Phong Vân. Trung bình mỗi ngày có hàng trăm tàu hoạt động, lúc cao điểm vài trăm tàu khiến cuộc sống người dân đảo lộn.

"Nếu tình trạng khai thác vẫn diễn ra chắc chắn thôn Vân Hội không còn tồn tại", ông Hoàng cảnh báo.

Chính quyền cắm biển cảnh báo tại khu vực kè bị sạt trượt. Ảnh: Võ Hải

Chính quyền cắm biển cảnh báo tại khu vực kè bị sạt trượt. Ảnh: Võ Hải

Ông Đỗ Mạnh Hưng, Chủ tịch huyện Ba Vì, cho biết địa bàn Phú Thọ, giáp ranh với huyện Ba Vì, thời gian qua diễn ra tình trạng khai thác cát sông Đà, sông Hồng công khai, tấp nập. Tuy nhiên, huyện không được cung cấp hồ sơ cấp phép về hoạt động khai thác để phối hợp quản lý, giám sát.

Để bảo vệ nhà dân, huyện Ba Vì đã đề xuất thành phố báo cáo với các bộ ngành và đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ tạm dừng việc khai thác cát trên sông Đà, sông Hồng thuộc khu vực giáp ranh huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì cũng đề nghị hai địa phương tổ chức đánh giá tác động của việc khai thác cát đến dòng chảy, ảnh hưởng đến tình hình sạt lở phía bờ hữu sông Hồng thuộc huyện Ba Vì. Các đơn vị liên quan phải công khai hồ sơ cấp phép nếu có, đánh giá tác động đến lòng, bờ sông để chính quyền và nhân dân biết, phối hợp quản lý, giám sát khai thác.

Hoạt động khai thác cát ở ngã ba sông Đà - sông Hồng gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Video: Hoàng Phong

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch xã Phong Vân, cho rằng hút cát làm ảnh hưởng đến lòng sông, biến đổi dòng chảy, gây nứt kè, tường nhà dân. Khoảng 900 m bờ kè sông Đà đã bị tụt chân. Số nhà lún nứt tăng nhanh, hiện lên 42, nằm từ bờ kè vào sâu khoảng 40-50 m, tập trung ở xóm Bãi.

Nghe tiếng hô của hàng xóm, tôi chạy sang thấy tường gạch và đất tràn vào khu vui chơi. Nghe nói có mấy cháu nhỏ trong đống đất ấy, tôi dùng tay bới đất tìm các cháu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Võ Hải ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN