Hơn 30% phụ nữ Việt Nam bị bạo lực, xâm hại tình dục

Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tại Việt Nam, 34% phụ nữ đã từng kết hôn bị chồng bạo hành thể xác hoặc tình dục và mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái.

Hơn 30% phụ nữ Việt Nam bị bạo lực, xâm hại tình dục - 1

34% phụ nữ Việt Nam từng kết hôn bị chồng bạo hành thể xác hoặc tinh thần

Nhân tháng hay động, chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên phạm vi cả nước từ ngày 15/11 – 15/12, Bộ Lao động Thương binh Xã hội kêu gọi bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho rằng, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang là vấn đề báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là trở ngại lớn trong tiến trình xóa bỏ bất bình đẳng giới.

Theo thống kê, tại Việt Nam, 34% phụ nữ đã từng kết hôn bị chồng bạo hành thể xác hoặc tinh thầnvà mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái.

Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam cảnh báo, trẻ em chứng kiến bạo lực hoặc thường xuyên trải qua bạo lực giới sẽ trở thành nạn nhân và người gây ra bạo lực khi trưởng thành.

Theo chuyên gia, tại Việt Nam, bạo lực giới cản trợ sự phát triển phụ nữ và trẻ em gái. Nghiên cứu của Tổng cục Thống kê năm 2010 cũng cho thấy, 58% phụ nữ đã từng kết hôn phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong đời.

Điều đáng lo ngại là tình trạng xâm hại, bạo lực với trẻ em đặc biệt là trẻ em gái vẫn diễn biến phức tạp và đang là vấn đề gây bức xúc toàn xã hội. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái. Bên cạnh đó, trẻ em gái còn là nạn nhân của đối tượng dễ bị buôn bán, bạo lực ngoài gia đình.

Ông Nguyễn Hiệp Thống, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết,  hiện nay rất nhiều học sinh đã và đang phải chịu bạo lực giới tại trường học và gia đình.

“Bạo lực giới không chỉ ảnh hưởng tới thể chất mà còn ảnh hướng tới tinh thần, cuộc sống và tương lai của trẻ”, ông Thống nói.

Theo ông Thống, đưa giáo dục về bình đẳng giới vào chương trình học của học sinh là rất cần thiết. Học sinh mong muốn chấm dứt bạo lực giới và nâng cao nhận thức của tất cả bạn bè, thầy cô và phụ huynh về nguyên nhân và ảnh hưởng của bạo lực giới đối với học sinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN