Hôm nay Quốc hội bắt đầu họp bất thường quyết định cơ cấu Chính phủ

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Từ 12/2 đến 19/2, Quốc hội họp bất thường xem xét sửa đổi một số luật và quyết định nhân sự, bao gồm cả cơ cấu Chính phủ và các bộ, ngành.

Công tác nhân sự được thực hiện vào hai ngày cuối của kỳ họp. Ngoài cơ cấu Chính phủ, đại biểu cũng xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và danh sách thành viên các Ủy ban.

Trong 5 ngày đầu kỳ họp, Quốc hội sẽ cho ý kiến và xem xét thông qua bốn luật quan trọng, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Năm nghị quyết quan trọng cũng được Quốc hội xem xét thông qua, liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức các cơ quan của Quốc hội, số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15 (sửa đổi), cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 (sửa đổi) và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 (sửa đổi).

Tổng Bí thư Tô Lâm (trái) và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2024. Ảnh: Media Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm (trái) và Thủ tướng Phạm Minh Chính tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2024. Ảnh: Media Quốc hội

Bên cạnh nội dung lập pháp, Quốc hội cũng thảo luận các đề án và chính sách quan trọng như Đề án bổ sung về phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, nghị quyết thí điểm nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cơ chế đặc thù phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM, chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các chính sách đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trong ngày khai mạc 12/2, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và thẩm tra các Luật Tổ chức Quốc hội, Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính quyền địa phương. Các đại biểu cũng nghe tờ trình và thẩm tra Đề án bổ sung về phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Buổi sáng, đại biểu sẽ chia tổ thảo luận về sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Buổi chiều, đại biểu thảo luận hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Kỳ họp sẽ bế mạc vào sáng 19/2.

Kỳ họp Quốc hội bất thường lần 9 diễn ra từ 12 đến 19-2 bàn nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác nhân sự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sơn Hà ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN