Hội đồng nghiệm thu nêu 6 sai sót về gối cầu metro 1

Sự kiện: Tin ngắn

Liên quan đến sự cố rơi, dịch chuyển gối cầu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) đã có báo cáo gửi UBND TP.

Cụ thể, liên quan đến sự việc gối cao su bản thép tại trụ VD12-34 có dấu hiệu bị xẹp, dịch khỏi vị trí (phát hiện ngày 14-1) và sự cố rớt gối cao su trên dầm cầu cạn VD14-10 (phát hiện tháng 11-2020), hội đồng nghiệm thu đã nêu ra hàng loạt vấn đề của hai gối cầu này.

Đầu tiên là bản vẽ thi công gối cầu không thể hiện lớp vữa đệm hoặc keo của gối theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật.

Thứ hai là chỉ dẫn kỹ thuật về gối không nêu rõ phương pháp định vị, phương pháp điều chỉnh bệ kê gối trên các đường cong nhằm đảm bảo các điểm kê gối trên mặt phẳng. Chỉ dẫn kỹ thuật cũng không nêu rõ sai số cho phép cho bệ kê gối, mà coi bệ kê gối như một bộ phận bê tông và áp dụng sai số tương tự.

Thứ ba là về mặt thủ tục chấp thuận vật liệu đầy đủ, ngoại trừ một số chỉ tiêu chưa được nhà thầu thực hiện, các chỉ tiêu thí nghiệm chưa thực hiện liên quan đến tuổi thọ của gối.

Thứ tư, trong biên bản nghiệm thu quy định sai số cho phép cao độ ±5 mm, theo kết quả thí nghiệm gối với cấp lực thiết kế độ lún của gối từ 0,9 đến 2 mm dẫn đến các gối sẽ tiềm ẩn nguy cơ không tiếp xúc kín với đá kê gối và đáy dầm. Do sai số cho phép lớn mà dầm lại có bốn gối, điều này sẽ dẫn đến khả năng các gối tiếp xúc không đều, thậm chí là hiện tượng vênh gối và không tiếp xúc với gối đầy đủ theo thiết kế.

Thứ năm là qua kiểm tra hiện trường, ngoài việc có hai vị trí gối cầu bị dịch chuyển, các phân đoạn đầu dầm còn xuất hiện vết nứt theo hướng dọc cầu. Bề rộng vết nứt không quá lớn và chưa quá nghiêm trọng cho vấn đề tuổi thọ cầu nhưng cần phải nghiên cứu và rà soát thêm. Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đề nghị đơn vị tư vấn rà soát lại hệ số giãn nở vì nhiệt và đánh giá lại sự dịch chuyển thực tế của dầm.

Cuối cùng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chỉ ra các nguyên nhân gối cầu dịch chuyển chủ yếu là do thi công chưa chính xác, dẫn tới một số gối chưa tiếp xúc tốt với đáy dầm và bệ kê gối. Trong hồ sơ nghiệm thu không thể hiện nhiệt độ và thời điểm lắp gối. Dưới tác động của nhiệt độ, trong khi lực ma sát không đủ cố định gối nên dẫn đến gối bị dịch chuyển tích lũy và làm gối bị dịch chuyển.

Theo MAUR, sau bốn tháng xảy ra sự cố rơi gối cầu VD14-10, đến nay tổng thầu là liên danh Sumitomo - Cienco 6 (SCC) vẫn chưa tập trung đủ nhân lực giải quyết sự cố. Hiện mới có chuyên gia Nhật Bản và Hàn Quốc đã sang Việt Nam nhưng chuyên gia Systra đến nay vẫn chưa có mặt để giải quyết sự việc. Do vậy, MAUR vẫn chưa có báo cáo chính thức gửi đến các cơ quan chức năng dù đã phối hợp với các bên và tổ công tác kiểm tra, rà soát nguyên nhân xảy ra sự việc.

Theo MAUR, qua các hồ sơ, tài liệu ban đầu được cung cấp bởi liên danh Sumitomo - Cienco 6, liên danh này thừa nhận việc chế tạo gối cầu có dung sai không đạt yêu cầu dẫn đến việc gối cầu được chế tạo, lắp đặt đại trà không đạt yêu cầu thiết kế đã được phê duyệt.

MAUR cho biết hiện nay liên danh SCC đề xuất chỉ định tư vấn bên thứ ba độc lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ để xác định nguyên nhân sự cố dịch chuyển gối cầu, đánh giá độ cứng của nhịp dầm VD14-10. MAUR đã chấp thuận đề xuất trên.

Nguyên nhân rơi gối metro số 1 vẫn chưa ngã ngũ, đề xuất mời bên thứ 3

Sau 4 tháng chưa xác định rõ nguyên nhân rơi gối cầu, Liên danh Sumitomo – Cienco 6 - Tổng thầu tuyến metro số 1 (Bến Thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.CƯỜNG - Đ.TRANG ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN