HN: Vỉa hè phố cổ “đỏ lửa” trong ngày tiễn ông Táo
Ngoài lễ vật cúng ông Công, ông Táo gồm mũ, giầy, tiền vàng, người dân còn mua thêm “vàng thỏi” về đốt, với mong muốn các vị thần sẽ đem may mắn đến cho gia đình.
Theo tín ngưỡng cổ truyền, ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép vàng về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn của gia đình dưới hạ giới trong năm qua.
Do vậy, các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn đưa ông Táo về trời. Lễ vật cúng Táo quân gồm có ba bộ mã, hai bộ tượng trưng cho Táo ông và một bộ tượng trưng cho Táo bà. Ngoài ra còn có vàng mã khác như hương, hoa, oản, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị đẩy đủ.
Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) người dân lại làm mâm cơm cúng ông Táo. Theo truyền thuyết, Táo quân sẽ cưỡi cá chép vàng về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn của gia đình dưới hạ giới trong năm qua.
Ghi nhận của phóng viên, tại khu phố cổ Hà Nội, nhiều người dân làm lễ cúng trước thời điểm 12h trưa để ông Táo kịp về báo cáo với Ngọc Hoàng.
Tại khu phố Hàng Bạc, chị Phạm Thi Hương (30 tuổi) cũng sắm sửa lễ vật gồm mũ, giầy, quần áo, tiền vàng, đô la cúng ông Táo.
“Lễ vật cúng ông Táo chỉ gồm mũ, giầy, tiền vàng. Tuy nhiên gia đình tôi mua thêm vàng thỏi về cúng với hy vọng các vị thần sẽ đem may mắn cho cả gia đình trong năm mới”, chị Hương chia sẻ.
Chị Hương cho biết thêm, thông thường để ông Táo có phương tiện về chầu trời, nhiều gia đình hay mua con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông.
Một số hình ảnh phóng viên ghi lại:
Ngoài ra còn có vàng mã khác như hương, hoa, oản, cau, trầu.
.
Nhiều gia đình còn đốt “thỏi vàng” với hy vọng các vị thần sẽ đem may mắn đến cho gia đình. Vàng được đem đốt sau lễ cúng ông Táo
Người dân còn mua cả đô la trong lễ cúng ông Táo
Đôi giầy sắm cho ông Táo
Mũ của ông Táo
Người dân đốt vàng mã sau lễ cúng ông Táo ở phố Hàng Buồm
Sau khi cúng ông Táo xong sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông